Thị xã Phú Mỹ tiến lên thành phố tương lai với nền tảng vững chắc
Nhờ thế mạnh là cảng biển và công nghiệp cùng với vị trí địa lý thuận lợi, thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đang vươn lên trở thành đòn bẩy kinh tế ở khu vực phía nam.
Thị xã Phú Mỹ tiến lên thành phố tương lai với nền tảng vững chắc
Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải nhìn từ trên cao. |
Có nhiều dư địa để phát triển
Là một trong những trung tâm kinh tế-công nghiệp, cảng biển quan trọng, điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, Phú Mỹ sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, trung tâm của tam giác kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ.
Đây là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động với nhiều lợi thế thu hút đầu tư.
Bí thư Thị ủy Phú Mỹ Nguyễn Văn Việt cho biết:
Tiềm năng phát triển của Phú Mỹ được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó có hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Các tuyến cao tốc, hàng không huyết mạch như Long Thành-Dầu Giây, Biên Hòa – Vũng Tàu, Bến Lức-Long Thành, Dầu Giây – Phan Thiết, sân bay quốc tế Long Thành…
Đang triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa, lao động lưu thông giữa Phú Mỹ và các khu vực khác; đồng thời tăng khả năng tiếp cận thị trường cho địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Tính đến nay, thị xã Phú Mỹ có chín khu công nghiệp tập trung với tổng số vốn đầu tư hơn 16,3 tỷ USD và ba cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, chiếm gần 60% diện tích khu công nghiệp toàn tỉnh, quy tụ hàng nghìn doanh nghiệp tham gia đầu tư và thu hút lực lượng lớn lao động làm việc.
Theo quy hoạch đến năm 2025, thị xã Phú Mỹ trở thành đô thị cảng biển, là trung tâm công nghiệp chuyên sâu, công nghiệp cảng biển, thương mại, dịch vụ logistics và đầu mối giao thông cảng quan trọng.
Bà Nguyễn Thị Thảo Nhi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thanh Bình-Phú Mỹ là chủ đầu tư của Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 cho biết;
Phát triển khu công nghiệp chuyên sâu chính là cách thức phù hợp để khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ đó giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất.
Vận hành dễ dàng, quản lý hiệu quả, đáp ứng nhu cầu cao của các nhà đầu tư FDI khó tính.
Dự kiến, trong năm 2023, Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 phấn đấu thu hút thêm khoảng 1,7 tỷ USD, nâng tổng vốn dự kiến đầu tư vào khu công nghiệp đạt khoảng 4,3 tỷ USD (tương đương 110.000 tỷ đồng).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 89,3%, thương mại-dịch vụ chiếm 9,72%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,98%.
Các ngành kinh tế thị xã duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao. Thị xã Phú Mỹ là một trong những địa phương có đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách tỉnh, với tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2022 là 30.625 tỷ đồng, thu nội địa hơn 2.300 tỷ đồng.
Phú Mỹ dù là một thị xã nhưng có số thu chỉ thấp hơn 12 tỉnh dẫn đầu của cả nước.
Ngoài ra, thị xã Phú Mỹ còn sở hữu hệ thống cảng biển hiện đại, cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng của Việt Nam.
Nổi bật là cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải.
Đây là một trong 23 cảng trên thế giới có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 250.000 tấn;
Thuộc nhóm 50 cảng biển có sản lượng khai thác container cao nhất thế giới, hằng năm đóng góp cho ngân sách Trung ương hơn 20.000 tỷ đồng thuế xuất nhập khẩu.
Cho thấy tiềm năng của hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải đủ sức để trở thành cảng trung chuyển quốc tế, thu hút các hãng tàu lớn và cạnh tranh với các cảng nước sâu khác trong khu vực và thế giới.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ cho biết, mục tiêu của tỉnh là tiếp tục phát triển, hiện đại hóa cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép – Thị Vải thành cảng trung chuyển quốc tế, có tầm cỡ khu vực châu Á và thế giới.
Để làm được điều này, tỉnh sẽ tập trung các nguồn lực để nâng cao khả năng kết nối giao thông của tỉnh (đường bộ, đường thủy nội địa và trong tương lai là đường sắt), cũng như tập trung phát triển hệ sinh thái dịch vụ logistics như hệ thống kho bãi, cảng cạn, trung tâm logistics, đại lý hãng tàu, đại lý môi giới hàng hải…,
Đồng thời, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực công để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng được tỉnh đặc biệt chú trọng, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, quản lý hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải.
Đạt đủ tiêu chí lên thành phố
Trụ sở Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3. |
Ngày 5/6/2020, Đại hội Đảng bộ thị xã Phú Mỹ lần thứ 6, nhiệm kỳ 2020-2025 đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/ĐH, trong đó xác định mục tiêu:
“Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, bảo đảm quốc phòng-an ninh; tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống, củng cố niềm tin của người dân; phấn đấu xây dựng thị xã Phú Mỹ trở thành thành phố gắn với thế mạnh công nghiệp, cảng biển vào năm 2025”.
Theo Sở Nội vụ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, việc xây dựng đề án thành lập thành phố Phú Mỹ và các phường thuộc thành phố Phú Mỹ hiện nay là nhiệm vụ quan trọng, thiết thực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Phú Mỹ nói riêng và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói chung.
Đây là tiền đề để thị xã tiếp tục phấn đấu đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị theo tiêu chí cao hơn, nâng cao chất lượng sống của dân cư đô thị và phát triển kinh tế-xã hội tương xứng với vị thế, tiềm năng là trung tâm công nghiệp, cảng, dịch vụ, du lịch và là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Ông Nguyễn Văn Thắm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Phú Mỹ cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, căn cứ tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh được quy định tại Điều 5 và tiêu chuẩn của phường được quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15).
Qua rà soát, đánh giá thị xã Phú Mỹ cơ bản đạt 11/11 tiêu chuẩn thành lập thành phố Phú Mỹ, ba xã là Tân Hải, Tân Hòa và Tóc Tiên cũng đạt 17/17 tiêu chuẩn thành lập phường theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, bảo đảm tiêu chuẩn là đơn vị hành chính thành phố thuộc tỉnh
– Đất Tân Hòa là một trong những loại đất có tiềm năng đầu tư sinh lời cao nhất hiện nay.
Xem thêm
Việc thành lập thành phố Phú Mỹ và các phường thuộc thành phố Phú Mỹ trên cơ sở nguyên trạng các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hiện hữu là phù hợp với quy định hiện nay; bảo đảm đúng quy hoạch đã được phê duyệt (theo Quyết định số 1113/QĐ-TTg ngày 9/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2030) và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong tỉnh.
Theo ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng, là trung tâm công nghiệp.
Dịch vụ cảng, là đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh và của cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, giữ vai trò chiến lược.
Được định hướng phát triển năm mũi nhọn kinh tế của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, gồm công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng.
Du lịch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
“Việc xây dựng đề án thành lập thành phố Phú Mỹ là tiền đề để thị xã tiếp tục phấn đấu đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị theo tiêu chí cao hơn, nâng cao chất lượng sống của dân cư đô thị và phát triển kinh tế-xã hội tương xứng với vị thế, tiềm năng là trung tâm công nghiệp, cảng, dịch vụ, du lịch và là đầu mối giao thông quan trọng của Bà Rịa-Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía nam”, ông Nguyễn Văn Thọ nhấn mạnh.
Thị xã Phú Mỹ tiến lên thành phố tương lai với nền tảng vững chắc – Tân Đại Thành tổng hợp.
- 13 dự án hạ tầng góp phần thay đổi diện mạo Đồng Nai trong hai năm qua
- 10.000 tỷ đồng: Đồng Nai lập thành phố sân bay Long Thành
- Lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước và nội dung hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở
- Bản đồ quy hoạch huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030
- Bất động sản đã đi đến giai đoạn cuối của kỳ suy thoái