Đăng vào ngày: 21/04/2022
5/5 - (3 bình chọn)

Hiện nay, không phải ai cũng biết được toàn bộ các thông tin trên giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng), đặc biệt là đối với những người mua bán đất lần đầu. Từ đó, tạo cơ hội lớn cho các đối tượng lừa đảo. Vì thế, Tân Đại Thành chia sẻ đến mọi người bài viết “Cách đọc sổ đỏ, sổ hồng 2022 mới nhất” nhằm giúp bạn tránh những rủi ro pháp lý khi nhận chuyển nhượng.

1. Sổ đỏ, sổ hồng là gì?

Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có trang bìa màu đỏ do Bộ Tài Nguyên Môi Trường,để ghi nhận quyền sử dụng đất, trong đó có: Đất ở, đất nông nghiệp, đất rừng, đất giao thông, đất phi nông nghiệp…Khi được cấp cho đất ở và có nhà ở trên đất, thì phần nhà ở sẽ được ghi là tài sản gắn kết trên đất.

Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có trang bìa màu hồng do Bộ xây dựng ban hành trong đó ghi rõ sở hữu nhà ở như thế nào, sử dụng đất ở thuộc sử dụng riêng hay chung, được cấp cho nhà riêng đất hoặc nhà chung đất như nhà chung cư. Sổ hồng có tên gọi tắt của giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

GCN: giấy chứng nhận

Sổ đỏ, sổ hồng là gì?
Sổ đỏ, sổ hồng là gì?

2. Sự khác nhau cơ bản giữa sổ hồng và sổ đỏ

Về cơ bản, việc phân biệt được sổ hồng và sổ đỏ bao gồm:

Cơ quan ban hành

  • Sổ đỏ do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành với tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”
  • Sổ hồng hay “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” được cấp bởi Bộ xây dựng

Khu vực được cấp sổ

  • Sổ hồng được cấp cho đất ở đô thị
  • Sổ đỏ được cấp lại là ngoài đô thị

Loại đất được cấp sổ

  • Sổ đỏ được cấp cho loại đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất lâm nghiệp và khu làm muối
  • Sổ hồng thì được cấp cho đất ở đô thị

3. Ý nghĩa của giấy chứng nhận quyền sở hữu đất

Biết cách nhận biết và xem sơ đồ thửa đất, sổ giấy chứng nhận quyền sở hữu sử dụng đất, sổ hồng, sổ đỏ là điều đặc biệt quan trọng trước khi các nhà đầu tư muốn mua bán đất, cần phải thực hiện trước khi làm thủ tục tiến hành bất cứ giao dịch nào. Bởi việc này giúp xác minh, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ liên quan đến nhà đất, dựa vào đó để nhà nước bảo vệ tài sản hợp pháp. Tạo ra một thị trường bất động sản lành mạnh tránh việc bị thao túng thị trường hay đầu cơ trái pháp luật. Việc hiểu biết cách đọc sổ đỏ, sổ hồng:

  • Giúp cho ta đỡ thua thiệt khi có những sự việc tranh chấp đất đai trong quá trình sử dụng nhà cửa, đất đai,…
  • Sử dụng phần đất hợp lý đúng mục đích và sẽ được lâu dài
  • Còn giúp chúng ta biết được rằng đất nào là đất đẹp, đất xấu lựa chọn hợp lý có khả năng phát triển trong tương lai và tăng giá trị phần đất sau đó
  • Tránh được những chuyên gia lừa đảo trong môi giới bất động sản
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Ảnh minh họa)
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Ảnh minh họa)

4. Cách đọc sổ đỏ, sổ hồng 2022

Cơ bản về cách đọc của sổ đỏ và sổ hồng khá giống nhau. Dưới đây là cách đọc sổ đỏ, sổ hồng:

4.1 Trang 1 gồm:

  • Thông tin về người đứng tên trên sổ
  • Xem đất thuộc về cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức là một trong những điều trang 1 của sổ đỏ, sổ hồng đề cập đến
  • Xem chi tiết tại Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.
  • Chú ý đối với việc cấp sổ cho Hộ gia đình thì kể từ o5/12/2017, thực hiện theo quy định tại Thông tư 53/2017/TT BTNMT thì không ghi tên thành viên hộ gia đình trên sổ nữa; chỉ ghi tên chủ hộ.

4.2 Trang 2 gồm:

Thông tin về thửa đất

  • Địa chỉ của thửa đất
  • Xem được phần diện tích được công nhận và phần diện tích không được công nhận (thường là đất lấn chiếm lề đường).
  • Xác định được phần diện tích sử dụng chung hoặc đường đi chung (nếu có) bằng cách đọc thông tin trên sổ đỏ, sổ hồng
  • Xác định được đất được sử dụng là đất thổ cư, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất công nghiệp,… Muốn chuyển được đất sử dụng sang đất sử dụng khác thì phải đi làm thủ tục xin chuyển đổi
  • Biết được đất mình sẽ sử dụng trong bao lâu, ngắn hạn hay lâu dài. Nếu có thời hạn thì phải cần làm thủ tục xin giấy gia hạn sử dụng. Khi mà hết thời hạn viết trên sổ thì chủ đất không được tiếp tục thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất nữa
  • Biết được hướng thửa đất
  • Biết được tài sản gắn liền với đất: Được ghi tại vị trí Công trình xây dựng khác
  • Biết được số thửa đất và số tờ bản đồ
  • Biết được nguồn gốc sử dụng đất

Bạn có thể xem chi tiết hơn ở tại Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT

Thông tin nhà ở

  • Địa chỉ của nhà ở
  • Diện tích được xây dựng ở trên thửa đất đó
  • Diện tích sàn là diện tích mặt bằng được xây dựng.(Nếu xây sẽ được tính bằng diện tích x số tầng)
  • Kết cấu: tường, gạch, bê tông,….
  • Cấp hạng: cấp 2, cấp 3, cấp 4

Bạn có thể xem chi tiết đầy đủ ở tại Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.

Cách đọc sổ đỏ, sổ hồng 2022 (Ảnh minh họa)
Cách đọc sổ đỏ, sổ hồng 2022 (Ảnh minh họa)

4.3 Trang 3,4 những thông tin khác

Thông tin về việc quy hoạch

  • Xem thông tin quy hoạch dễ nhất đó là bằng cách đọc sổ đỏ, sổ hồng.
  • Xem thông tin quy hoạch ở phần ghi chú của sổ. Cả việc có bị thu hồi hay được bồi thường gì không
  • Nếu có phần diện tích trong diện quy hoạch thì căn cứ dựa vào hình sơ đồ thửa đất
  • Cách xem thông tin quy hoạch bằng cách căn cứ vào tọa độ hoặc là sử dụng phần mềm
  • Xem thông tin đã từng chuyển nhượng ai chưa thông thường sẽ được cập nhật ở mục IV,nếu chưa ghi chép gì thì chưa từng chuyển nhượng cho ai
  • Xem xem sổ có bị hạn chế quyền chuyển nhượng là một trong những thú nên đọc và được nằm trên sổ đỏ, sổ hồng
  • Xác định xem sổ có bị nợ về nghĩa vụ tài chính hay không, nếu nợ thì sẽ không sang nhượng được hoặc là không thể vay thế chấp ngân hàng được.
  • Cơ quan cấp giấy chứng nhận có thể là quận huyện hoặc tài nguyên môi trường hoặc có thể UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương

Xem thêm: Các cách định giá nhà đất chính xác nhất 2022

Những thay đổi sau khi cấp GCN được ghi ở phần IV

  • Ghi thông tin về sự thay đổi mục đích sử dụng đất
  • Ghi thông tin thay đổi chủ sở hữu
  • Ghi thông tin về việc đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Ghi thông tin về việc tình trạng thế chấp làm tài sản đảm bảo
  • Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen bao gồm:
  • Có dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”
  • Số phát hành của Giấy chứng nhận
  • Sổ hiệu của thửa đất
  • Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Mục IV. Những sự thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”được ghi như trang 4 của Giấy chứng nhận.

5/5 - (3 bình chọn)
058.34.88888
Đăng ký tư vấn