Đất trồng lúa là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Hiện nay, nhiều người dân quan tâm đến vấn đề chuyển đất trồng lúa sang đất thổ cư và quy định của pháp luật đất đai hiện hành thế nào cũng như đất lúa có lên thổ cư được không? Hãy cùng Tân Đại Thành Group tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
1. Tổng quan về đất trồng lúa
1.1 Thế nào gọi là đất trồng lúa
Theo Điều 3 của Nghị định 35/2015/NĐ-CP, đất trồng lúa là loại đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, gồm:
- Đất chuyên cho trồng lúa nước là đất trồng được 2 vụ lúa nước trở lên trong năm.
- Đất trồng lúa khác gồm:
- Đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm
- Đất trồng lúa nương.
1.2 Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa
Để tìm hiểu đất trồng lúa có lên thổ cư được không? Cần biết được trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa được quy định tại Điều 6 của NĐ 35/2015/NĐ-CP bao gồm:
- Sử dụng đúng mục đích theo QH, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
- Sử dụng hiệu quả, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Canh tác đúng KT, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ MT sinh thái.
- Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn SDĐ theo quy định pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Một số lưu ý khi cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:
- Phải đăng ký với UBND cấp xã theo quy định;
- Không được làm hỏng hệ thống thủy lợi, GT nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc SX lúa ở các khu vực liền kề;
- Trong trường hợp làm hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và bồi thường nếu ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề;
- Phải có biện pháp phục hồi để trồng vụ lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản trong trường hợp đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn,
Những điều phải thực hiện khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa:
- Phải thực hiện đúng quy định pháp luật về đất đai với điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và quy định theo Điều 5 của Nghị định 35/2015/NĐ-CP;
- Áp dụng biện pháp phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa MT đất, nước, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề. Trường hợp ảnh hưởng xấu phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường thiệt hại.
2. Đất trồng lúa có lên thổ cư được không?
Đất trồng lúa có lên thổ cư được không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật Đất đai 2013 về đất thổ cư nông thôn được phân các loại như sau:
- Đất để xây nhà ở, đất ở do hộ gia đình, xây dựng các công trình phục vụ đời sống;
- Vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn.
Theo khoản 1 điều 134 Luật Đất đai năm 2013 thì Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa nên việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích PNN sẽ bị hạn chế nhưng không bị cấm. Do đó, người dân có thể chuyển đổi sử dụng đất trồng lúa sang mục đích nhà ở. Tuy nhiên, việc chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.
Điều 134. Đất trồng lúa
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
2. Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.”
Theo đó việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật đất đai hiện tại thì đang bị hạn chế, trường hợp thật cần thiết thì sau đó nhà nước phải có biện pháp bổ sung diện tích đất trồng lúa lại.
Chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa, thuộc nhóm đất nông nghiệp sang đất ở, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp thì phải xin phép và được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:
- UBND cấp huyện có thẩm quyền quyết định về cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân.
- UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định về chuyển mục đích sử dụng đất với tổ chức.
- UBND cấp huyện xem xét việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ruộng sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân theo 02 căn cứ sau:
- KHSDĐ hàng năm cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Nhu cầu của hộ gia đình, cá nhân trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Xem thêm: Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm là bao lâu?
3. Điều kiện để chuyển đổi đất trồng lúa lên đất thổ cư
Đất trồng lúa có lên thổ cư được không còn phụ thuộc vào các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
- Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng CLN, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
- Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang SD vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
- Chuyển đất nông nghiệp sang đất PNN;
- Chuyển đất PNN được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
- Chuyển đất XD công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh PNN không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất TM, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất PNN.
4. Thủ tục để chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở
Đất trồng lúa có lên thổ cư được không? Căn cứ QĐ tại Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa thành đất thổ cư được thực hiện theo trình tự sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa
Theo Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01.
- Giấy CN QSDĐ hoặc GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Khi nộp hồ sơ xuất trình thêm CMT hoặc CCCD nếu có yêu cầu.
Nơi nhận hồ sơ: Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi có đất hoặc phòng
Bước 2: Cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thực hiện công việc chuyên môn
- Thẩm tra hồ sơ, xác minh trên thực địa, lập biên bản xác minh thực địa; Thẩm định nhu cầu chuyển mục đích;
- Lập phiếu chuyển hồ sơ sang cơ quan thuế để tính toán tiền thuế, phí, lệ phí; Lập hồ sơ xin chuyển mục đích SDĐ và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;
- Cập nhật, chỉnh lý thông tin cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính;
- Hướng dẫn người SDĐ/người xin chuyển mục đích SDĐ hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo thông báo.
Bước 3: Người xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa hoàn thành nghĩa vụ tài chính
Người xin chuyển mục đích sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước khi nhận kết quả theo thông báo đã được nhận. Các nghĩa vụ tài chính cần phải hoàn thành như chúng tôi đã giải đáp ở trên.
Bước 4: Nhận kết quả
Người xin chuyển mục đích sử dụng đất nhận kết quả là GCN đã được đăng ký biến động/hoặc được cấp lại theo quy định pháp luật sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Như vậy, đất trồng lúa có lên thổ cư được không? và thủ tục chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa thành đất thổ cư được Tân Đại Thành chia sẻ ở bài viết trên
Xem thêm: Chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở và quy trình chuyển đổi mới nhất
Tân Đại Thành Group tổng hợp.