Trong thời gian qua, với mục tiêu trở thành một trung tâm phát triển kinh tế hàng đầu của khu vực phía Nam. Chính phủ cũng như tỉnh Đồng Nai đã đẩy nhanh tiến độ, ưu tiên vốn cho các dự án đầu tư công về hạ tầng, nhằm phát triển trung tâm công nghiệp – dịch vụ Long Thành.
Tiềm năng phát triển
Trong 5 – 10 năm tới, tỉnh Đồng Nai sẽ ưu tiên nguồn vốn ngân sách để đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật kết nối nhằm phục vụ cho Sân bay Long Thành cũng như kết nối giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Tây Nam bộ, phát triển trung tâm công nghiệp – dịch vụ Long Thành.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt dựa trên kế hoạch sử dụng đất năm 2021, Long Thành có 172 dự án với tổng diện tích 9.825 ha. Trong đó, khoảng 26 dự án về giao thông có tổng diện tích 5.3690 ha. Gần đây nhất, tại hội nghị Thẩm định Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của tỉnh Đồng Nai, các thành viên trong Hội đồng đã thống nhất thông qua hơn 1,500 dự án được Sở TN-MT và một số sở ngành, địa phương thống nhất. Trong năm 2022 sẽ có nhiều dự án triển khai là TP.Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch, Định Quán, Trảng Bom…
Long Thành đang phối hợp với tỉnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu tái định cư để di dời người dân, sớm có mặt bằng giao cho chủ đầu tư xây dựng sân bay. Vào cuối tháng 12/2021, UBND tỉnh Đồng Nai đã có các quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng đối với 3 phân khu thuộc khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn tại Long Thành với tỷ lệ 1/500. Theo đó, tăng hơn 1,400 lô đất nhà ở riêng lẻ để đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu của người dân cũng như điều chỉnh, mở rộng bề mặt 17 tuyến đường nội khu. Song song đó, tỉnh và huyện đang tiến hành hoàn tất hồ sơ, bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng kỹ thuật để thi công, kết nối giao thông, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, người dân trong vùng.
Ngoài ra, tỉnh mời gọi đầu tư vào các dự án trên địa bàn Long Thành như: khu đô thị, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ, hạ tầng các khu công nghiệp, khu du lịch… Dự kiến trong giai đoạn tới Long Thành sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời, đất đai khu vực này ngày càng trở nên có giá hơn, đặc biệt là đất ở. Trong những năm tới, sẽ có nhiều khu công nghiệp được xây dựng hạ tầng và cho các doanh nghiệp thứ cấp thuê đất để làm nhà xưởng sản xuất.
Long Thành sẽ có thêm 4 khu công nghiệp hoàn thành và đi vào hoạt động là KCN Phước Bình 2, KCN Long Đức 3, Khu công nghiệp Bàu Cạn- Tân Hiệp, KCN công nghệ cao Long Thành. Công nghiệp phát triển sẽ giúp cho hàng loạt các lĩnh vực khác phát triển theo là bất động sản, thương mại dịch vụ, du lịch, logistics.
Đến thời điểm hiện tại, Long Thành là khu vực được nhiều nhà đầu tư trong, ngoài nước chú ý và rất muốn sở hữu diện tích đất lớn để triển khai các dự án đón đầu các lợi thế từ sân bay, đường cao tốc.
Long Thành trở thành trung tâm công nghiệp – dịch vụ
Theo đồ án quy hoạch đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Long Thành sẽ được phân thành 5 phân vùng phát triển gồm: vùng đô thị thị trấn Long Thành mở rộng và khu phức hợp công nghiệp, đô thị – dịch vụ Long Thành; vùng dịch vụ thương mại – đô thị hỗn hợp phía Tây huyện; vùng khu vực chức năng đặc thù sân bay Long Thành; vùng đô thị Bình Sơn nằm ở phía Đông Bắc của huyện; vùng công nghiệp đô thị dịch vụ – nông nghiệp công nghệ cao phía Nam sân bay Long Thành.
Trong tương lai, nơi đây sẽ là đô thị trung tâm của các đô thị vệ tinh là Cẩm Mỹ, Trảng Bom và là cực phía Ðông của TP Hồ Chí Minh. Long Thành sẽ trở thành đô thị công nghiệp phát triển đến năm 2040 và sẽ trở thành trung tâm đô thị – công nghiệp hiện đại, trung tâm thương mại dịch vụ chất lượng cao và vùng nông nghiệp công nghệ cao vào năm 2050. Do đó, trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, huyện sẽ ưu tiên quỹ đất cho phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, bất động sản, hạ tầng kỹ thuật.
Theo kế hoạch của UBND tỉnh Đồng Nai, sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án đường giao thông kết nối tại Long Thành, khai thác các lợi thế về đất đai ở hai bên các tuyến đường để tái đầu tư các công trình công cộng khác. Dự tính sẽ có hàng trăm ha đất được đưa ra đấu giá làm khu đô thị, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ.
Xem thêm: Long Thành – Nhơn Trạch: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Theo dự báo của các chuyên gia trên lĩnh vực BĐS, với lợi thế từ những dự án đầu tư công cấp quốc gia, vùng, tỉnh đang được gấp rút đẩy nhanh tiến độ, Long Thành vẫn tiếp tục là nơi có nhiều lợi thế cho các nhà đầu tư trên lĩnh vực bất động sản trong 5 – 10 năm tới.
- Thành phố sân bay Long Thành kích nổ thị trường BĐS phía Nam
- Bản đồ quy hoạch huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030
- Nhà ga hình hoa sen sân bay Long Thành đạt 65% tiến độ sau 3 tháng thi công
- Bản đồ quy hoạch huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030
- Hạ tầng kích hoạt Đồng Nai thành tâm điểm đầu tư bất động sản năm 2021