Đăng vào ngày: 21/10/2022
5/5 - (1 bình chọn)

Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là một trong số các dự án trọng điểm cấp Quốc gia đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 6/2022. Vậy dự án này hiện đang được triển khai đến đâu? Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hiện nay như thế nào?
Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu hiện nay như thế nào?

1. Đôi nét về dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Tên dự án: Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Phạm vi: Đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu

Tổng chiều dài: 53,7 km

Tổng vốn đầu tư: Hơn 19.000 tỷ đồng

Tổng diện tích đất dùng: 588,5 ha

Quy mô: Tiêu chuẩn cao tốc loại A với 6 làn xe

Tốc độ cho phép: 100 – 200km/h

Phương thức đầu tư: PPP

Chủ đầu tư: Tổng công ty IDICO, Tổng công ty Sông Đà, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được chia làm 4 phân đoạn:

  • Đoạn 1: Biên Hòa – Long Thành
  • Đoạn 2: Long Thành – Tân Hiệp
  • Đoạn 3: Tân Hiệp – Phú Mỹ
  • Đoạn 4: Phú Mỹ – Nút giao với Quốc lộ 56

Xem thêm: Ấn định 30/04/2023 sẽ khởi công tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Đôi nét về dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Đôi nét về dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

2. Vị trí cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ chạy song song với Quốc lộ 51, có điểm đầu nối với đường tránh Biên Hòa, đi qua đường Võ Nguyên Giáp và các xã Phước Tân, An Phước, Long Đức, Lộc An, Long An, Long Phước, Phước Thái, Tân Hiệp, Phước Bình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Điểm cuối tuyến cao tốc nối với đường vành đai Bà Rịa, đi qua các xã Mỹ Xuân, Hắc Dịch, Tóc Tiên, Châu Pha (thị xã Phú Mỹ), Tân Hưng, Hòa Long, Long Tâm, Long Toàn, Long Điền, An Ngãi sau đó giao nhau với Quốc lộ 56 tại nút giao Ông Từ thuộc phường 12, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Xem thêm: Tiềm năng của Quốc lộ 56 sau khi được đưa vào khai thác

Thông tin quy hoạch cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Thông tin quy hoạch cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

3. Tiến độ thực hiện dự án

3.1 Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Tháng 6 vừa qua, Thủ tướng đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP), với tổng mức đầu tư dự kiến có thể lên đến 19.616 tỷ đồng.

Theo đó, mục đích xây dựng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là để đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc Lộ 51. Hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ các tuyến đường bộ cao tốc có năng lực lớn, an toàn, tốc độ cao trên hành lang vận tải TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu, giúp phát huy tối đa tiềm năng của cảng Cái Mép – Thị Vải, Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, thúc đẩy kinh tế – xã hội của các tỉnh lân cận.

Xem thêm: Tổng hợp thông tin về dự án sân bay Quốc tế Long Thành

Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

3.2 Trình hồ sơ dự án

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1 đi qua địa bàn hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng chiều dài 53,7 km, được chia làm 3 dự án thành phần với tổng mức đầu tư dự kiến có thể lên đến 19.616 tỷ đồng. Trong đó, dự án thành phần 1 với chiều dài 16 km, quy mô gồm 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Dự án thành phần 1 có tổng vốn đầu tư khoảng 6.240 tỷ đồng do UBND tỉnh Đồng Nai làm cơ quan chủ quản. Theo dự kiến, dự án thành phần 1 cơ bản sẽ hoàn thành trong năm 2025 và đưa vào khai thác đồng bộ năm 2026.

Trước đó, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai đã được UBND tỉnh Đồng Nai giao làm chủ đầu tư dự án thành phần 1, đã nhận bàn giao hồ sơ báo cáo nghiên cứu kinh tế vào đầu tháng 08/2022 từ Ban quản lý Dự án 85, Bộ Giao thông vận tải và tổ chức kiểm tra, rà soát hồ sơ, pháp lý liên quan để làm cơ sở xây dựng kế hoạch chi tiết nhằm bổ sung, cập nhật, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi trình cấp quyền thẩm định, phê duyệt. Theo tiến độ được đề ra, các dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ được phê duyệt trước ngày 20/11/2002 và khởi công trước ngày 30/06/2023.

Bộ Giao thông vận tải cho biết, hiện dự án thành phần 1 đang hoàn chỉnh đang được hoàn chỉnh báo cáo đánh giá công tác môi trường (ĐTM), thỏa thuận hướng tuyến với Bộ Quốc Phòng và dự kiến thẩm định hồ sơ thiết kế các yếu tố cơ bản đợt 1 trong tháng 9/2022. Còn đối với dự án thành phần 2, báo cáo ĐTM đang được tổ chức tham vấn cộng đồng. Công tác thỏa thuận hướng tuyến với Bộ Quốc phòng cũng đang được chính quyền tỉnh Đồng Nai thực hiện.

Với dự án thành phần 3, báo cáo ĐTM đã được đăng trên cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường để tham vấn cộng đồng, đang triển khai công tác giám sát đầu tư cộng đồng và dự kiến sẽ hoàn thành hồ sơ dự án trong tháng 9/2022. Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị các địa phương dự án cần có sự phối hợp với Bộ để cung cấp thông tin, vị trí dự kiến xây dựng trạm dừng nghỉ để nghiên cứu đưa vào dự án, tổ chức công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để có quỹ đất xây dựng…

Xem thêm: “Siêu dự án” sân bay Long Thành đang được triển khai đến đâu?

Ấn định thời hạn hoàn thành cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vào năm 2026
Ấn định thời hạn hoàn thành cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu vào năm 2026

3.3 Chuẩn bị nguồn vật liệu

Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1 là một trong số các dự án giao thông trọng điểm quốc gia đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 6 vừa qua. Theo đó, tuyến cao tốc sẽ có chiều dài 53,7 km, đoạn đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài 34 km và tỉnh Đồng Nai sẽ là cơ quan chủ quản thực hiện dự án thành phần 1 với chiều dài khoảng 16 km.

Để đảm bảo tiến độ thi công của dự án, UBND tỉnh Đồng Nai đặt ra mục tiêu trước ngày 30/6/2023 sẽ hoàn thành công tác giải mặt bằng 70% diện tích của dự án thành phần 1. Những thực tế, ngoài công tác giải phóng mặt bằng, việc đáp ứng đủ các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là đất san lấp quyết định rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án.

Theo Ban quản lý 85, đơn vị được Bộ Giao thông Vận Tải giao làm chủ đầu tư dự án thành phần 2 cho biết, trong thời gian qua, đơn vị đã làm việc với các địa phương mà dự án đi qua. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cung cấp thông tin hiện trạng, quy hoạch nguồn vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vị trí, quy mô, nhu cầu của dự án và thông tin được Sở Tài nguyên – Môi Trường cung cấp, đơn vị tư vấn của dự án đã tiến hành phân loại, lựa chọn và tổ chức công tác giám sát, lấy mẫu thí nghiệm để đánh giá chất lượng vật liệu.

Xem thêm: Chuẩn bị vật liệu xây dựng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

4. Lợi ích của dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu khi được đưa vào khai thác

 

Hiện nay, các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ chỉ có thể kết nối được với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thông qua một tuyến đường duy nhất đó chính là Quốc Lộ 51, dẫn đến tình trạng tuyến đường này thường xuyên bị quá tải, ách tắc giao thông gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận chuyển hàng hóa về cụm cảng Cái Mép – Thị Vải.

Do đó, việc xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ phá vỡ thế độc đạo của Quốc lộ 51, góp phần giảm áp lực cho Quốc lộ 51, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa về Cụm Cái Mép – Thị Vải, tạo động lực để phát triển kinh tế – xã hội cho vùng Đông Nam Bộ và cả khu vực phía Nam.

Xem thêm: Quốc Lộ 51: Kết nối TP HCM – Biên Hòa – Long Thành – Bà Rịa – Vũng Tàu

Tân Đại Thành (Tổng hợp)

5/5 - (1 bình chọn)
058.34.88888
Đăng ký tư vấn