Đăng vào ngày: 26/04/2021
3/5 - (2 bình chọn)

Hiện tại Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu đang có nhiều phương án, đề xuất xây dựng nhiều dự án giao thông để tương lai giúp việc lưu thông đến và đi sân bay, cảng biển thuận lợi hơn.

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là dự án quan trọng

Thời gian qua Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) là hai địa phương đang được sự quan tâm đặc biệt của tỉnh nhà Đồng Nai bởi đây là địa phương đang có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế. Trong tương lai Nhơn Trạch cũng sẽ là địa phương phát triển ngày càng mạnh về công nghiệp, cụm cảng,… Còn Long Thành không lâu nữa sẽ là địa phương có Sân bay quốc tế Long Thành, một sân bay lớn, tầm cỡ.

Cụ thể theo kế hoạch khoảng 4 năm nữa Sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ đi vào khai thác nên việc kết nối hạ tầng giao thông đến và đi từ sân bay, đến và đi các cụm cảng gần sân bay là điều cần thiết, gấp rút.

Trong quy hoạch hệ thống giao thông, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được xem là trục chính thực hiện vai trò kết nối giữa sân bay Long Thành với cụm cảng Cái Mép – Thị Vải. Bởi đây là tuyến đường sẽ gánh giúp áp lực thực tế cho QL51 đang hiện hữu.

Địa phương đang có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế
Địa phương đang có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế

Ngoài cao tốc ra thì các tuyến đường nhánh,… cũng đang gấp rút được mở rộng, hoàn thiện để phục vụ nhu cầu cấp thiết trong tương lai.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Cao Tiến Dũng cho rằng, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là dự án quan trọng tạo sự thông thoáng trong kết nối giữa 2 địa phương Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Khi có sự kết nối này, hiệu quả của sân bay và cảng biển mới được phát huy và chắc chắn sẽ tạo ra động lực để cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển.

Với dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, thời gian qua đã được nghiên cứu để triển khai thực hiện theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT).

Những tuyến giao thông thiết yếu trong tương lai

Theo phương án mà Bộ GT-VT trình Chính phủ, tổng vốn đầu dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu khoảng 18 ngàn tỷ đồng, trong đó chi phí đầu tư xây dựng giai đoạn 1 là 12 ngàn tỷ đồng và 6 ngàn tỷ đồng dành cho công tác giải phóng mặt bằng.

Những tuyến giao thông thiết yếu trong tương lai
Những tuyến giao thông thiết yếu trong tương lai

Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ được đầu tư với quy mô 8 làn xe và thực hiện giải phóng mặt bằng toàn bộ với quy mô này. Tuy nhiên, trước mắt, một số đoạn sẽ được đầu tư với quy mô 4 làn xe. Riêng đối với các đoạn đi ngang sân bay Long Thành và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải sẽ được đầu tư với quy mô 8 làn xe.

Ngoài dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Chính phủ cũng đã ủng hộ các bộ, ngành, địa phương cần nghiên cứu dự án đoạn đường sắt Biên Hòa – Cái Mép như một phần nối dài của tuyến đường sắt Bắc – Nam để vận chuyển hàng hóa từ các vùng miền, trong đó có sân bay Long Thành đến Cái Mép – Thị Vải.

Song song đó hệ thống đường vành đai bao gồm đường vành đai 3, vành đai 4 cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về sân bay Long Thành và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải. Do đó, nhu cầu đầu tư để sớm khép kín các tuyến đường vành đai này rất cấp bách.

Với những tuyến giao thông thiết yếu trong tương lai việc kết nối sân bay với cảng biển cùng những địa phương khác sẽ thiện tiện hơn rất nhiều. Tạo điều kiện phát triển địa phương, khu vực và vùng.

Xem thêm: Chuẩn bị tốt để khởi công các hạng mục sân bay Long Thành giai đoạn 1

3/5 - (2 bình chọn)
058.34.88888
Đăng ký tư vấn