Sau giãn cách Covid19, lượng tiền bơm vào nền kinh tế tăng cao, đến từ nguồn vốn của nhà nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một dấu hiệu rất rõ về làm phát. Với thị trường BĐS, nếu BĐS công nghiệp và nghỉ dưỡng khởi sắc, thì BĐS đất nền là kênh giữ tiền an toàn nhất, tránh đồng tiền mất giá khi làm phát xảy ra.
Dấu hiệu của lạm phát khi lượng tiền lớn bơm vào nền kinh tế
Theo một nhà đầu tư kỳ cựu trong ngành bất động sản dự đoán, lạm phát tại Việt Nam do sự mất giá của đồng tiền khả năng cao sẽ xảy ra vào cuối năm 2022, đầu năm 2023. Lí do bởi Kho bạc Nhà nước hiện tại đang đẩy mạnh mua đồng ngoại tệ nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Việc làm này giúp ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, khiến các nhà đầu tư nước ngoài có niềm tin vào thị trường Việt Nam, dòng vốn sẽ chảy vào mạnh mẽ.
Cùng với đó, theo tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch Covid19 với quy mô 800,000 tỷ đồng (khoảng 35 tỷ USD), gấp 3.5 lần gói hỗ trợ của Chính Phủ năm 2021 được triển khai để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn sau đại dịch, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, cơn sốt tiền ảo tiếp tục tăng cao. Nhiều cá nhân, tổ chức đã bắt đầu chấp nhận sự có mặt của những đồng tiền ảo này. Hàng loạt các hội nhóm đầu tư tiền ảo được hình thành và họ coi đây tương tự như một kênh chứng khoán, lượng tiền đổ vào tiền ảo ngày một nhiều.
Sang thị trường chứng khoán, theo số liệu của Trung tâm Lưu ký Việt Nam, chỉ trong 10 tháng đầu năm 2021, nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam đã mở mới hơn 1 triệu tài khoản chứng khoán, cao hơn tổng số tài khoản đã được nhóm này mở trong cả 4 năm 2017 – 2020 cộng lại. Có thể nói, do đại dịch Covid nên nhiều người lo ngại không dám đầu tư vào sản xuất mà chuyển sang các kênh đầu tư nhanh như chứng khoán.
Trong khi đó, giá xăng dầu những ngày qua tiếp tục tăng cao khi nền kinh tế được mở cửa trở lại, nhu cầu di chuyển, vận chuyển hàng quá tăng cao trở lại. Giá vàng cũng đi theo xu thế đó khi tiếp tục tăng thêm gần 1 triệu VND/ lượng (tính đến ngày 11/11/2021).
Các dự án được tiếp tục triển khai xây dựng sau giãn cách do gói đầu tư công được giải ngân. Một lượng tiền lớn bơm vào nền kinh tế chính là dấu hiệu lạm phát xảy ra, không sớm thì muộn.
Bất động sản đất nền sẽ là kênh đầu tư an toàn
Do lượng tiền được đổ mạnh vào nền kinh tế sau đại dịch, hạ tầng sẽ được xây dựng nhiều hơn. Các KCN, cụm công nghiệp thu hút nguồn vốn dẫn tới giá nguyên vật liệu, nhân công, … tiếp tục tăng cao.
Như đã phân tích, lượng tiền đổ vào nền kinh tế sẽ bao gồm hai nguồn vốn chính: Thứ nhất là nguồn vốn của nhà nước gồm đầu tư công, gói phục hồi nền kinh tế an sinh xã hội; thứ hai là nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam.
Điều này chắc chắn sẽ tác động tới thị trường bất động sản. Thứ nhất là việc giá chung cư sẽ tăng rất cao. Các căn hộ giá mềm gần như không còn trong khi các dự án mới không được phê duyệt, quỹ đất ở trung tâm các thành phố lớn không còn nhiều. Một xu thế tất yếu là người dân sẽ đổ tiền về phân khúc đất nền bất động sản.
Giãn cách qua, lượng người tiêm vaccine dần phủ kín, đây là dấu hiệu tốt cho bất động sản du lịch khi người dân được đi chơi “xả stress” sau chuỗi ngày ở nhà kéo dài gần nửa năm. Trong khi đó, bất động sản công nghiệp lại thu hút bởi những dự án bất động sản liên tục mở ra. Còn lại, bất động sản đất nền là nơi lý tưởng nhất cho việc giữ tiền một cách an toàn khi một đợt lạm phát sắp diễn ra.