Hình thức vay thế chấp chắc hẳn không còn xa lạ gì với nhiều người. Bài viết hôm nay, cùng Tân Đại Thành tìm hiểu chi tiết về quy trình, thủ tục của hình thức vay thế chấp sổ hồng tại ngân hàng.
1. Vay thế chấp sổ hồng là gì?
Vay thế chấp sổ hồng là hình thức dùng sổ hồng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay tại các ngân hàng. Đây là loại hình thức cho vay giúp người vay có thể vay được một khoản tiền lớn từ phía ngân hàng để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
Ngoài sổ hồng, hiện nay còn có một loại giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của chủ nhân đối với thửa đất đó chính là sổ đỏ. Theo nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có hiệu lực từ tháng 12/2009 đã quy định thống nhất sổ đỏ và sổ hồng thành một loại là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, cả sổ hồng và sổ đỏ đều có giá trị pháp lý như nhau và đều có thể sử dụng vay thế chấp.
Xem thêm: Cách đọc sổ đỏ, sổ hồng 2022 mới nhất
2. Ưu và nhược điểm khi dùng sổ hồng để vay ngân hàng
Ưu điểm:
- Hạn mức vay cao
Tùy vào từng ngân hàng sẽ có hạn mức xét duyệt cho khách hàng vay thế chấp khác nhau. Tuy nhiên, hạn mức cho vay thế chấp thường thấy ở một số ngân hàng lớn là từ 70 – 80% thậm chí là lên tới 100% giá trị tài sản đảm bảo (đối với trường hợp tài sản đảm bảo là sổ tiết kiệm), hỗ trợ khách hàng có được khoản vay tốt nhất nhằm thực hiện kế hoạch của mình.
- Được vay với lãi suất thấp
Vay với lãi suất thấp được đánh giá là một trong những ưu điểm nổi trội của hình thức vay thế chấp sổ hồng khi so sánh với những hình thức vay tín dụng khác. Tùy vào từng thời điểm mà mức lãi suất vay tại các ngân hàng có thể sẽ thay đổi. Trung bình mức lãi suất thường dao động trong khoản 0.8 – 1%/tháng, tức 10 – 12%/năm và được tính trên dư nợ giảm dần.
Trên thực tế, một số ngân hàng đưa ra mức lãi suất ưu đãi cho khoản vay thế chấp chỉ từ 6 – 8%/năm. Ở các ngân hàng lớn thường áp dụng mức lãi suất thấp cho các khoản vay thế chấp nhưng đồng thời thủ tục vay tại các ngân hàng này cũng khắt khe hơn các đơn vị khác.
- Thời hạn trả góp có thể lên đến 25 năm
Đối với hình thức vay thế chấp tại các ngân hàng thời gian trả góp tối đa có thể lên đến 25 năm tùy vào năm lực tài chính của khách hàng. Ưu điểm này giúp khách hàng có thể lên kế hoạch sử dụng vốn và phương pháp trả nợ tối ưu nhất.
- Phương thức trả góp linh hoạt
Khi vay tín chấp tại các ngân hàng, khách hàng cần thực hiện thanh toán khoản nợ của mình ở mỗi tháng còn đối với vay thế chấp sổ hồng, khách hàng có thể lựa chọn trả gốc lẫn lãi theo tháng, theo quý hoặc theo năm. Nhờ đó mà khách hàng có thể chủ động hơn trong việc chi trả các khoản vay, tránh xảy ra các tình huống trả chậm, trả muộn dẫn đến phát sinh vấn đề nợ xấu, nợ chú ý.
Nhược điểm:
Vay thế chấp sổ hồng, sổ đỏ thường áp dụng cho các khoản vay lớn, vay dài hạn chính vì thế mà thủ tục vay vốn thường phức tạp hơn và tốn nhiều thời gian giao dịch dẫn đến việc giải ngân chậm, có thể thể mất từ 3 – 7 ngày. Khách hàng khi muốn vay thế chấp thường phải chuẩn bị đến 04 loại hồ sơ bao gồm:
- Hồ sơ tài sản đảm bảo
- Hồ sơ tín chấp
- Hồ sơ mục đích vay
- Hồ sơ phương án trả nợ vô cùng phức tạp.
Xem thêm: Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh nới room tín dụng lên tới 16%
3. Điều kiện để vay thế chấp sổ hồng tại các ngân hàng
Để có thể vay thế chấp tại các ngân hàng tại Việt Nam, khách hàng cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau đây để hồ sơ được duyệt nhanh chóng:
- Khách hàng là công dân Việt Nam
- Khách hàng có độ tuổi từ 18 đến dưới 60 tuổi( đối với nam), đến 55 tuổi ( đối với nữ)
- Khách hàng có hộ khẩu thường trú, sinh sống, học tập và làm việc tại các địa bàn có chi nhánh, đơn vị ngân hàng hỗ trợ cho vay thế chấp (hoặc địa bàn giáp ranh)
- Khách hàng có tài sản thế chấp là bất động sản đã được cấp sổ hồng tại các địa bàn có chi nhánh của ngân hàng hỗ trợ vay thế chấp
- Khách hàng có năng lực trả nợ với mức thu nhập ổn định để thanh toán khoản vay dự kiến
- Khách hàng đã có phương án sử dụng vốn vay phù hợp với quy định của pháp luật và quy định của ngân hàng
- Khách hàng có hồ sơ tín dụng tốt, không có lịch sử nợ xấu tại ngân hàng
Xem thêm: Mua bán nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được quy định như thế nào?
4. Hồ sơ, thủ tục vay thế chấp tại ngân hàng
Để tiến hành vay thế chấp tại ngân hàng, khách hàng cần hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục như sau:
- Đơn đề nghị vay vốn thế chấp sổ hồng (Theo mẫu của ngân hàng cho vay)
- CMND hoặc thẻ Căn cước công dân còn hiệu lực
- Sổ hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú KT3
- Các loại giấy tờ liên quan tới tài sản đảm bảo, gồm: Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất (sổ hồng). Các loại giấy tờ liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất đứng tên khách hàng
- Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn (nếu có): Hợp đồng mua bán, hóa đơn bán hàng; giấy phép xây – sửa nhà, hợp đồng thi công, bảng kê khai nguyên vật liệu; hợp đồng mua bán, giấy chứng nhận nhà bán
- Giấy tờ chứng minh thu nhập (nếu có): Hợp đồng lao động, sao kê bảng lương 3 tháng gần nhất của khách hàng hoặc các giấy tờ chứng minh thu nhập khác
- Trường hợp khách hàng có thu nhập từ việc kinh doanh thì giấy tờ cần có: giấy phép kinh doanh: hộ cá thể, doanh nghiệp; hóa đơn đầu ra, đầu vào; hợp đồng kinh tế…
5. Quy trình vay thế chấp sổ hồng
Với vay thế chấp tại các ngân hàng, quy trình sẽ gồm 5 bước cơ bản:
Bước 1: Khách hàng cần đăng ký vay thế chấp sổ hồng với ngân hàng mà mình lựa chọn vay vốn.
Bước 2: Tư vấn viên sẽ tiến hành tư vấn và tiếp nhận hồ sơ của khách hàng
Bước 3: Nhân viên tín dụng nhập liệu thông tin khách hàng và tiến hành nhập lên hệ thống tín dụng của ngân hàng
Bước 4: Bộ phận thẩm định kiểm tra giấy tờ thẩm định của khách hàng, tham chiếu các thông tin mà khách hàng cung cấp
Bước 5: Khách hàng đủ điều kiện sẽ được duyệt khoản vay. Sau đó, ngân hàng tiến hành ký hợp đồng và giải ngân vốn cho khách hàng theo đúng tiến độ
Xem thêm: Quy trình mua bán nhà đất 2022 mới nhất
Tân Đại Thành (Tổng hợp)