Sân bay Long Thành khởi công với quy hoạch đột phá, trở thành một trong những sân bay được chú ý nhất thế giới. Cùng với sân bay, các dự án giao thông và quy hoạch đồng bộ đã biến mảnh đất nơi đây trở thành “tâm điểm vàng” cho các nhà đầu tư.
Sân bay Long Thành mang tầm cỡ thế giới
Vào đầu năm 2021, tại lễ khởi công dự án Sân bay Quốc tế Long Thành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nhấn mạnh rằng, đây là dự án nằm trong TOP 16 dự án sân bay được mong chờ nhất thế giới. Dự án sân bay Long Thành là một dự án trọng điểm quốc gia, là dự án hạ tầng có tổng vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay.
Tại Việt Nam hiện nay, đa phần các sân bay đều rơi vào tình trạng quá tải, gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất kinh doanh. Sân bay quá tải khiến chi phí vận hành tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Dự án sân bay xuất hiện sẽ là lời giải cho bài toán “quá tải” này. Dự án nằm trên 6 xã thuộc huyện Long Thành (Đồng Nai). Tổng diện tích dự án là 5.000ha với phần diện tích xây dựng hạ tầng sân bay là 2.750ha. Còn lại là 1.050ha diện tích đất cho quốc phòng và xây dựng hạ tầng dùng chung quân sự và dân dụng; 1.200ha diện tích đất cho hạng mục phụ trợ, công nghiệp hàng không và công trình thương mại khác.
Tổng mức đầu tư cho toàn bộ dự án lên tới 336.630 tỉ đồng và được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn một sẽ bao gồm 1 đường bay cất – hạ cánh, 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu khách/ năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/ năm.
Sau khi hoàn thành, sân bay quốc tế Long Thành sẽ có 4 đường bay cất – hạ cánh, 4 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ; công suất 100 triệu khách/ năm và 5 triệu tấn hàng hóa/ năm.
Yếu tố đột phá trong quy hoạch sân bay
Trong giai đoạn 1 của dự án sân bay Long Thành, các tuyến giao thông kết nối với sân bay sẽ được đầu tư xây dựng. Tuyến số 1 dài 3,8km dùng để kết nối phía Tây sân bay với quốc lộ 51 có quy mô 6 làn xe.
Tuyến số 2 có chiều dài 3,5km kết nối tuyến số 1 với cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, chạy song song với cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu quy mô 4 làn xe. Các tuyến giao thông này kết nối trục giao thông chính của sân bay Long Thành trước nhà ga.
Trong giai đoạn hoàn thiện, sân bay Long Thành sẽ được kết nối bằng đường bộ bởi các tuyến giao thông chính: Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; cao tốc Bến Lức – Long Thành kết nối với TP.HCM và khu vực miền Tây, cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết kết nối khu vực Nam Trung Bộ, đường Vành đai 4 kết nối khu vực tỉnh Lâm Đồng, đường tỉnh lộ 25C kết nối với TP.HCM qua cầu Cát Lái.
Đáng nói nhất phải kể đến tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành đang trong giai đoạn chuẩn bị hoàn thành. Tuyến giao thông này sẽ rút ngắn đáng kể thời gian đi lại giữa sân bay Long Thành với khu vực miền Tây và đặc biệt là khu vực phía Nam TP.HCM. Quãng đường tới thành phố biển Vũng Tàu cũng được rút ngắn hơn rất nhiều. Việc xuất hiện của tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ giúp giải quyết tình trạng quá tải hiện tại của tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Tạo tâm điểm đầu tư toàn khu vực
Nói đến bất động sản, ở đâu có cơ sở hạ tầng phát triển thì bất động sản ở đó sẽ phát triển theo. Việc Long Thành xuất hiện sân bay lớn nhất Việt Nam, mang tầm cỡ quốc tế, kết hợp cùng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu dân cư lớn, các tuyến đường giao thông trọng điểm quốc gia đã giúp Long Thành trở thành tâm điểm đầu tư nổi bật toàn khu vực phía Nam ngay ở hiện tại và trong tương lai gần.
Sân bay quốc tế Long Thành xuất hiện chính là “cánh chim đầu đàn” cho vùng đất Long Thành. Vai trò của “cánh chim đầu đàn” rất quan trọng. Nó sẽ giúp thay đổi hoàn toàn diện mạo của vùng đất này.
Long Thành được định hướng sẽ trở thành đô thị lớn trong tầm nhìn đến năm 2030. Vì vậy, khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động, nơi đây sẽ là trung tâm của “thành phố sân bay” và là tâm điểm kết nối giao thương của cả khu vực.
Trong tương lai gần, nhu cầu sở hữu bất động sản để phát triển thương mại – dịch vụ và các loại hình kinh doanh cho thuê, xây dựng nhà xưởng sẽ tăng cao.
Với những tiềm năng không thể phủ nhận, Long Thành đang và sẽ trở thành một “tâm điểm vàng” cho đầu tư – cả đầu tư nói chung và đặc biệt là đầu tư bất động sản nói riêng. Đất ven sân bay Long Thành sẽ là kênh đầu tư sinh lời màu mỡ, đặc biệt là những khu vực phía Nam sân bay – khu vực giáp Bà Rịa – Vũng Tàu, kết nối trực tiếp với cao tốc Bến Lức – Long Thành, di chuyển dễ dàng tới sân bay cũng như toàn bộ khu vực miền Tây, TP.HCM.