Bản đồ quy hoạch huyện Cô Tô bao gồm các thông tin về vị trí tiếp giáp, quy hoạch cũng như địa hình thuộc khu vực này. Tân Đại Thành đã tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 một cách chi tiết.
1. Tổng quan về tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh miền núi ven biển thuộc vùng Đông Bắc, Việt Nam. Đây là 1 trong số 7 tỉnh thành của Việt Nam có đường biên giới giáp với Trung Quốc, nhưng là tỉnh thành duy nhất có cả biên giới trên bộ và trên biển với quốc gia này.
Vị trí địa lý của tỉnh bao gồm:
- Tiếp giáp tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc ở phía Bắc
- Tiếp giáp vịnh Bắc Bộ ở phía Đông và phía Nam
- Tiếp giáp tỉnh Hải Dương và TP. Hải Phòng ở phía Tây Nam
- Tiếp giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn ở phía Tây Bắc
Tỉnh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm 4 thành phố là thành phố Hạ Long, thành phố Uông Bí, thành phố Cẩm Phả, thành phố Móng Cái, 2 thị xã là thị xã Quảng Yên và thị xã Đông Triều và 7 huyện: Cô Tô, Tiên Yên, Hải Hà, Vân Đồn, Ba Chế, Bình Liêu, Đầm Hà.
2. Phạm vi huyện Cô Tô
Cô Tô là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam có địa giới hành chính bao gồm các hòn đảo ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, cách đất liền 60 hải lý. Diện tích huyện Cô Tô khoảng 50,1 km2, toàn huyện có khoảng 30 đảo lớn, nhỏ.
Theo bản đồ quy hoạch huyện Cô Tô, phạm vi huyện Cô Tô bao gồm:
- Phía Đông và phía Nam tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ
- Phía Tây tiếp giáp với huyện Vân Đồn
- Phía Bắc tiếp giáp với huyện Hải Hà và TP. Móng Cái
Huyện Cô Tô có 3 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn là thị trấn Cô Tô (huyện lỵ) và 2 xã: Thanh Lân, Đồng Tiến.
3. Bản đồ quy hoạch huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030
Ngày 09/10/2020, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định 3898/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung cụ thể của quyết định này như sau:
3.1 Xây dựng mô hình phát triển không gian
Phát triển đô thị trên 03 đảo: Mở rộng quỹ đất phát triển đô thị hiện có tại đảo Cô Tô Lớn, Thanh Lân, bố trí đất ở và di dân ra đảo Trần. Đảo Cô Tô con không bố trí đất ở. 03 đảo phát triển 03 chức năng bổ trợ cho nhau.
Các khu chức năng hình thành theo dải dựa trên tuyến đường chính, có quy mô vừa phải, được xây dựng theo cấu trúc mềm mại, tiếp cận trực tiếp với các bãi biển, mặt hồ, địa hình đặc trưng, tái tạo các không gian điển hình các thung lũng.
- Đảo Cô Tô lớn sử dụng không gian mặt nước vịnh Trường Xuân bổ trợ cho các khu chức năng
- Đảo Thanh Lân hình thành quỹ đất phát triển du lịch kết hợp cảng khách Marina phía Tây đảo
- Phát triển không gian ở vừa phải, tăng quỹ đất cho hoạt động dịch vụ, giải trí kết hợp nghỉ dưỡng, tăng không gian xanh đệm cho các khu vực chức năng.
Kết nối 02 đảo lớn nhất: Đảo Cô Tô Lớn và đảo Thanh Lân bằng tuyến cáp treo, các điểm kết nối khác bằng tàu thuyền.
3.2 Xây dựng cấu trúc phát triển
Khu A: Thị trấn Cô Tô tại đảo Cô Tô Lớn với diện tích khoảng 882 ha, dân số 6.000 người, quy mô du lịch 1.700 phòng, sẽ được phát triển thành trung tâm hành chính huyện, trung tâm kinh tế, dân cư, du lịch dịch vụ, hậu cần nghề cá, giao thông vận tải, cửa ngõ phát triển toàn huyện. Khu vực thị trấn Cô Tô sẽ được phát triển du lịch cộng đồng, thương mại dịch vụ và các khu ở mới bố trí hài hòa bên cạnh các khu dân cư hiện hữu.
Khu B: Xã Đồng Tiến thuộc đảo Cô Tô Lớn diện tích khoảng 1.170 ha, dân số 5.500 người, quy mô du lịch 4.000 phòng bao gồm các khu nghỉ dưỡng, giải trí chuyên đề, sân bay, các công trình hạ tầng kỹ thuật….
Khu C: Đảo Thanh Lân, xã Thanh Lân: Diện tích khoảng 1.637 ha, dân số 4.000 nghìn người, quy mô du lịch 2.800 phòng sẽ là trung tâm phát triển du lịch nghỉ dưỡng, bến tàu du lịch, các khu vực dân cư…
Khu D: Đảo Cô Tô Con, xã Đồng Tiến với diện tích khoảng 303 ha, quy mô du lịch 900 phòng sẽ là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm giải trí và thể thao biển và một số khu vực đảm bảo an ninh, quốc phòng, không bố trí dân cư.
Khu E: Đảo Trần và các khu vực khác: Diện tích khoảng 491 ha, dân số khoảng 500 người sẽ được phát triển thành trung tâm hậu cần nghề cá, xây dựng điểm dân cư và đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng đơn vị ở độc lập thu hút người dân ra sinh sống, lập nghiệp,….
Các đảo còn lại và khu vực biển: Duy trì theo hướng bảo tồn tự nhiên, không bố trí dân cư, giữ gìn cảnh quan, môi trường biển phục vụ nghề cá và nghiên cứu tổ chức du lịch sinh thái biển.
TẢI BẢN ĐỒ QUY HOẠCH HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2030 TẠI ĐÂY
Xem thêm bản đồ quy hoạch khác:
- Bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Nai năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030