Bản đồ quy hoạch thành phố Thái Nguyên bao gồm các thông tin về vị trí tiếp giáp, quy hoạch cũng như địa hình thuộc khu vực này. Tân Đại Thành đã tổng hợp thông tin quy hoạch thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 một cách chi tiết.
1. Vị trí tỉnh Thái Nguyên
Thái nguyên là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 75km, cách Sân bay Quốc tế Nội Bài 50km. Với vị thế quan trọng, tỉnh Thái Nguyên được xem là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của vùng trung du miền núi Đông Bắc.
Vị trí tỉnh Thái Nguyên bao gồm:
- Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Kạn
- Phía Tây tiếp giáp với 2 tỉnh là Vĩnh Phúc và Tuyên Quang
- Phía Đông tiếp giáp với 2 tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang
- Phía Nam tiếp giáp với TP. Hà Nội
Tỉnh Thái Nguyên hiện nay có 9 đơn vị hành chính bao gồm 3 Thành phố là TP. Thái Nguyên, TP. Sông Công, TP. Phổ Yên và 6 huyện: Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Phú Lương, Phú Bình, Đại Từ.
2. Phạm vi thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thái Nguyên và cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa… của cả vùng trung du miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km với tổng diện tích khoảng 222,93km2.
Theo bản đồ quy hoạch thành phố Thái Nguyên, TP. Thái Nguyên có vị trí:
- Phía Đông tiếp giáp với huyện Đồng Hỷ và Phú Bình
- Phía Tây tiếp giáp với huyện Đại Từ
- Phía Nam tiếp giáp với TP. Sông Công và TP. Phổ Yên
- Phía Bắc tiếp giáp với huyện Phú Lương
Thành phố Thái Nguyên có 32 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 21 phường: Tân Lập, Chùa Hang, Đồng Bẩm, Gia Sàng, Hoàng Văn Thụ, Tân Thịnh, Hương Sơn, Phan Đình Phùng, Phú Xá, Quan Triều, Cam Giá, Quang Trung, Quang Vinh, Tân Long, Tân Thành, Thịnh Đán, Tích Lương, Đồng Quang, Trung Thành, Trưng Vương, Túc Duyên.
3. Bản đồ quy hoạch thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030
3.1 Thông tin quy hoạch chung TP. Thái Nguyên
Vào năm 2016, Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP. Thái Nguyên đến năm 2035 do UBND TP. Thái Nguyên tổ chức, Liên danh tư vấn là Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia (VIUP) và Công ty AREP (Cộng hòa Pháp) thực hiện, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2486/QĐ-TTg ngày 20/12/2016.
Theo đó, định hướng xây dựng và phát triển TP. Thái Nguyên trở thành một thành phố sinh thái, chức năng tổng hợp với trọng tâm là dịch vụ, du lịch và hàng hóa công nghệ xanh. Chuyển đổi TP. Thái Nguyên từ thành phố công nghiệp trở thành thành phố thương mại, dịch vụ, công nghiệp sạch, công nghệ cao. Cụ thể như sau:
- Tập trung phát triển các trung tâm đào tạo, y tế chuyên sâu và các trung tâm khoa học công nghệ có uy tín lớn ở trong nước.
- Phát triển các trung tâm văn hóa – nghệ thuật hiện đại, tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc của vùng Việt Bắc.
- Phát triển TP. Thái Nguyên thành trung tâm vận tải đa phương thức với vai trò là đầu nối giao thông quan trọng, có tác dụng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Tập trung phát triển thương hiệu chè truyền thống, kết hợp quảng bá hình ảnh bằng những công viên chủ đề, tổ chức các sự kiện thường niên để thu hút thương mại, tài chính quốc tế, phát triển du lịch và phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
3.2 Thông tin định hướng phát triển TP. Thái Nguyên theo phân vùng chức năng
Theo bản đồ quy hoạch Thành phố Thái Nguyên, TP. Thái Nguyên sẽ phát triển hai bên bờ sông Cầu và phát triển theo mô hình đô thị đa trung tâm, gắn với việc hình thành các khu chức năng có liên kết chặt chẽ với nhau bằng hệ thống giao thông hiện đại và đồng bộ. Cụ thể, TP. Thái Nguyên được phân thành 7 khu vực có tính chất, quy mô diện tích, dân số như sau:
- Trung tâm lịch sử hiện hữu với diện tích khoảng 2000ha
- Trung tâm giáo dục & đào tạo, y tế chất lượng cao, tài chính – ngân hàng, thương mại – dịch vụ
- Các khu vực cải tạo và nâng cấp với diện tích khoảng 2800ha
- Khu vực phát triển mới bao gồm khu đô thị Chùa Hang, Khu đô thị mới Linh Sơn – Huống Thượng, khu đô thị mới Cao Ngạn, …
- Khu vực phát triển công nghiệp, logistic ở phía Bắc
- Khu vực du lịch sinh thái kết hợp với nông nghiệp chất lượng cao rộng khoảng 2300ha
- Khu dự trữ phát triển và nông nghiệp đô thị rộng khoảng 9300ha
TẢI BẢN ĐỒ QUY HOẠCH THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2030 TẠI ĐÂY
Xem thêm bản đồ quy hoạch khác:
- Bản đồ quy hoạch huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Nai năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030
- Xã Phú Mỹ trên đường trở thành thành phố Cảng Biển
- Thế nào là đất sử dụng cho khu công nghệ cao và đất sử dụng cho khu kinh tế
- Bản đồ quy hoạch huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
- Đất nền Sân bay Long Thành – Thửa 32/198 Phước Bình
- Thị trường bất động sản Việt Nam – Những tín hiệu tích cực và cơ hội cho nhà đầu tư