Đăng vào ngày: 01/10/2022
5/5 - (1 bình chọn)

Dự án Quốc lộ 56 được mở rộng xây dựng nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc và lưu lượng vận tải hành khách, hàng hóa đi qua nội ô TP. Bà Rịa. Bên cạnh đó, tuyến đường này giúp rút ngắn khoảng cách vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp và cảng Cái Mép – Thị Vải ra các tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và Quốc lộ 1 đến các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực Tây Nguyên, khu vực Nam Bộ. Theo dõi thông tin chi tiết dự án qua bài viết dưới đây.

Tiềm năng của Quốc lộ 56 sau khi được đưa vào khai thác
Tiềm năng của Quốc lộ 56 sau khi được đưa vào khai thác

1. Thông tin chi tiết dự án Quốc lộ 56

Quốc lộ 56 trước đây được biết đến với tên gọi là tỉnh lộ 2, là một trong những tuyến đường nối thành phố Bà Rịa với trung tâm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và với thành phố Long Khánh thuộc tỉnh chiểu dài là hơn 50km.

Với lợi thế vô cùng thuận lợi khi sở hữu cảng biển nước sâu Cái Mép – Thị Vải, cơ sở hạ tầng và quy hoạch đồng bộ nhiều khu công nghiệp, ngành logistics, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang được các nhà đầu tư bất động sản quan tâm. Đặc biệt là với những kế hoạch nhằm quy hoạch khu đô thị mới, chính quyền thị xã Phú Mỹ đã chi hàng trăm tỷ cho việc mở rộng, xây dựng và kết nối hạ tầng, nhất là những con đường huyết mạch như QL51, Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, QL56… góp phần thúc đẩy giá trị bất động sản tăng lên nhanh chóng trong khoảng thời gian gần đây.

Dự án quy hoạch Quốc lộ 56 – tuyến tránh TP. Bà Rịa sau khi được xây dựng xong sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng ùn ứ và lưu lượng vận tải hành khách, hàng hóa đi qua nội ô TP. Bà Rịa. Rút ngắn khoảng cách vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp và cảng Cái Mép – Thị Vải ra các tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và Quốc lộ 1 đến các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực Tây Nguyên, khu vực Nam Bộ.

Điểm khởi đầu của tuyến đường này nằm tại khu vực bùng binh Hòa Long, xã Hòa Long, TP. Bà Rịa xuyên qua huyện Châu Đức thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, huyện Cẩm Mỹ thuộc tỉnh Đồng Nai và cuối cùng giao nhau với Quốc Lộ 1A tại ngã ba Tân Phong, phường Xuân Tân, thành phố Long Khánh.

Độ dài của một số tuyến đường thuộc Quốc lộ 56 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay có chiều dài khoảng 32km phần còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai.

Tuyến quốc lộ này, hiện nay đang được mở rộng, nâng cấp lên 46m với 6 làn xe và nối dài thêm khoảng 12km đi qua địa phận TP. Bà Rịa, thị xã Phú Mỹ, có điểm đầu giao với QL56 hiện hữu và điểm cuối nối vào tuyến QL51 tại ngã ba giao với đường Láng Cát – Lạng Sơn.

Theo bản đồ quy hoạch QL56, công trình này được chú trọng đầu tư hoàn chỉnh nhiều hạng mục như mặt nền đường, cầu, điện chiếu sáng, cây xanh, hệ thống cấp thoát nước, vỉa hè, hệ thống báo hiệu giao thông… với tổng mức đầu tư lên đến 1.167 tỷ đồng.

Xem thêm: Tổng hợp thông tin quy hoạch tuyến đường vành đai 4 TP.HCM

Thông tin chi tiết dự án Quốc lộ 56
Thông tin chi tiết dự án Quốc lộ 56

2. Quốc lộ 56 hiện nay như thế nào?

Ngày 16/12/2021, Ủy ban Nhân Dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cùng với Sở Giao thông Vận Tải tỉnh đã tiến hành thông xe dự án Quốc lộ 56 – tuyến tránh thành phố Bà Rịa. Dự án QL56 – tuyến tránh thành phố Bà Rịa được khởi công xây dựng từ tháng 12/2012 với tổng chiều dài hơn 12km, được xây dựng và làm mới với quy mô gấp 3 lần, tốc độ thiết kế là 70km/h. Mặt cắt ngang trên toàn tuyến rộng 46m, vỉa hè mỗi bên rộng 5m, đường gom 2 bên rộng 9m, dải phân cách giữa rộng 1,5m x 2 và phần đường chính với 4 làn xe cơ giới rộng 15m.

Song song với việc đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục và hoàn thành các thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản thì dự án QL56 – tuyến tránh thành phố Bà Rịa đã được Bộ Giao thông Vận Tải phê duyệt quyết toán 2/10 các gói thầu xây lắp. Tuyến QL56 đoạn thành phố Bà Rịa hiện tại đã trở thành trục nội đô của thành phố. Chính vì thế, thực hiện thông xe tuyến tránh thành phố Bà Rịa nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa để tạo liên kết vùng.

Trong điều kiện như hiện nay, Quốc lộ 56 là trục giao thông chính nối tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tỉnh Đồng Nai, các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu cảng Cái Mép – Thị Vải, sẽ phát sinh lượng giao thông rất lớn. Vì vậy việc đầu tư xây dựng dự án Quốc lộ 56 – Tuyến tránh thành phố Bà Rịa góp phần giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của việc vận tải hành khách và hàng hóa đối với môi trường khu vực nội thị thành phố Bà Rịa, nhất là hiện nay đây là trung tâm hành chính – chính trị – văn hóa của tỉnh, là trung tâm thương mại, giao thương lớn nhất nội tỉnh và khu vực; rút ngắn cung đường vận chuyển từ các khu công nghiệp và hệ thống cảng biển Cái Mép-Thị Vải, Long Sơn ra tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và Quốc lộ 1A đến các khu vực kinh tế trọng yếu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Xem thêm: Tiến độ thực hiện tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Quốc lộ 56 hiện nay như thế nào?
Quốc lộ 56 hiện nay như thế nào?

3. Tiềm năng của Quốc Lộ 56 khi được đưa vào khai thác

Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay được xem là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm và đầy triển vọng của khu vực phía Nam khi tỉnh hội tụ đầy đủ những yếu tố để trở thành một đại đô thị vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh. Nhiều tuyến giao thông cũng được triển khai quy hoạch nhằm giúp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông.

Trước đây, để đi từ TP. Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu chỉ có thể đi qua 2 con đường chính đó là đi từ Quốc lộ 1A đến ngã ba Vũng Tàu sau đó rẽ phải vào QL51 và chạy thẳng đường tránh TP. Bà Rịa. Hoặc là lựa chọn đi từ phà Cát Lái qua Nhơn Trạch và di chuyển theo trục đường 25B đến QL51 sau đó đi thẳng đến TP. Vũng Tàu. Vào năm 2015, sau khi tuyến Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây hoàn thành, cơ bản đã rút ngắn được khoảng cách di chuyển giữa 2 tỉnh thành.

 

Từ sau khi thực hiện quy hoạch QL56, Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những địa phương thừa hưởng lợi thế về giao thông, có tiềm năng phát triển các dự án về lĩnh vực du lịch, dịch vụ, bất động sản và cả công nghiệp với hàng loạt cơ sở hạ tầng được kết nối tiện nghi như:

  • Quốc lộ 51 mở rộng góp phần rút ngắn khoảng cách di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh đi Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Quốc lộ 55 kết nối các tỉnh gồm Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Lâm Đồng
  • Quốc lộ 56B nối thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với Đồng Nai
  • Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và đường cao tốc Xuyên Á
  • Đường hầm xuyên biển nối Cần Giờ – Vũng Tàu
  • Tuyến QL5 chạy dọc ven biển từ Bình Châu – Lagi – Hàm Thuận Nam – Phan Thiết – Bắc Bình đến Tuy Phong (Bình Thuận) thông ra QL1A.
  • Gần các Khu công nghiệp – đô thị có quy mô lớn như: Khu công nghiệp Phú Mỹ, Khu công nghiệp Châu Đức Sonadezi, Khu công nghiệp Đá Bạc, Khu công nghiệp Đất Đỏ, Khu công nghiệp Hòa Long…

Trên đây là tất cả những thông tin mới nhất về dự án Quốc lộ 56 đã được khởi công từ năm 2012. Hy vọng bài viết này sẽ thật hữu ích với bạn.

Xem thêm: Cập nhật thông tin dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành mới nhất

Tân Đại Thành (Tổng hợp)

5/5 - (1 bình chọn)
058.34.88888
Đăng ký tư vấn