Kim loại quý, vàng, Bitcoin từng được coi là nơi trú ẩn an toàn trong giai đoạn lạm phát. Nhưng trong năm nay, các nhà đầu tư đã không còn chỗ trú.
1. Thị trường đã không còn nơi nào trú ẩn
Theo CNN, việc sàn giao dịch tiền mã hóa FTX suy giảm thanh khoản nghiêm trọng là ác mộng với các NĐT Bitcoin, Ethereum và những đồng tiền khác. Tuy nhiên, đây chưa phải tin xấu duy nhất của ngành công nghiệp tiền mã hóa trong năm nay.
Các nhà đầu tư từng tin rằng lạm phát cao và lãi suất tăng sẽ làm gia tăng sức hút của những tài sản như vàng, Bitcoin, những tài sản vốn được coi là “hàng rào chống rủi ro đồng tiền mất giá“. Nhưng họ buộc phải nghĩ lại trong năm nay.
Thị trường kim loại quý và tiền mã hóa cũng đều bị ảnh hưởng giống như cổ phiếu và trái phiếu. “Điều đó cho thấy môi trường lãi suất tăng cao và rủi ro suy thoái kinh tế phình to, thị trường đã không còn nơi nào để trú ẩn”, CNN bình luận.
Xem thêm: Ngân hàng Nhà nước bơm ròng hơn 117.000 tỷ đồng kéo lãi suất sụt giảm
2. Vàng, Bitcoin không còn là hàng rào lạm phát
Trong năm nay, giá vàng đã giảm khoảng 6%. Câu hỏi được đặt ra là kim loại quý và Bitcoin – tài sản được coi là “vàng kỹ thuật số” liệu có phục hồi không?
Đồng USD mạnh lên đã làm đè nặng lên thị trường hàng hóa và tiền mã hóa. Kể từ đầu năm đến nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất tổng cộng 3,75%, đưa lãi suất quỹ liên bang lên 3,75 – 4% và đây là mức cao nhất kể từ tháng 1/2008.
Tại cuộc họp về chính sách vào tháng 6, tháng 7, tháng 9 và tháng 11, Fed đều đã tăng lãi suất 0,75%.
Với CNN, Bà Alyse Killeen – nhà sáng lập công ty đầu tư mạo hiểm tiền mã hóa Stillmark, cho rằng trên thực tế, các vấn đề của FTX sẽ không làm trật bánh toàn bộ ngành CN tiền mã hóa.
Theo bà Bà Killeen: “Các nhà đầu tư dường như không lo ngại về tác động của FTX với tương lai của Bitcoin”. Tốc độ giảm của Bitcoin vốn đã bắt đầu từ trước cuộc khủng hoảng của FTX.
Theo bà Killeen: “Bitcoin vẫn còn non trẻ, là một hình thức tiền tệ, thanh toán và lưu trữ giá trị mới, cho thấy khi đồng USD tăng mạnh lên thì tiền mã hóa vẫn chưa thể là hàng rào chống lạm phát.”
Xem thêm: Lạm phát sẽ xảy ra, đất nền là kênh giữ tiền an toàn nhất
3. Triển vọng của thị trường
Khi đồng USD tăng mạnh lên cũng tạo sức ép lên thị trường vàng. Giá vàng đã tăng vọt trong phiên 10/11 sau thông tin. Lạm phát vào tháng 10 tại Mỹ cũng thấp hơn dự báo của giới quan sát.
Theo dữ liệu của Cục Thống kê LĐ Mỹ công bố vào 10/11, chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) trong tháng 10 của Mỹ đã tăng ít hơn dự kiến. Chỉ số này có tăng 0,4% và 7,7% so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, thấp hơn trong dự báo 0,6% và 7,9% từ nghiên cứu Dow Jones.
“Đây là một bước tiến đáng mừng về mặt số liệu”, theo Trưởng chiến lược gia đầu tư tại State Street Global Advisors – ông Michael Arone đã bình luận. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo thị trường có thể đã ăn mừng quá sớm.
Ông còn nói thêm: “Nhưng các nhà đầu tư vẫn quá cả tin, quá mong ngóng rằng Fed sẽ nhẹ tay hơn. Tôi cho rằng điều đó không sớm xảy ra. Vì vậy, phản ứng của thị trường trong phiên 10/11 dường như hơi thái quá”.
Trong cuộc họp báo ngày 2/11, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã cảnh báo mức lãi suất cuối cùng có thể cao hơn dự kiến. Người đứng đầu Fed nhấn mạnh rằng cuộc chiến với lạm phát đòi hỏi phải có sự quyết tâm và kiên nhẫn.
Chiến lược gia tại Hội đồng Vàng Thế giới đã nhận xét – ông Joe Cavatoni: “Trong môi trường hiện tại, chính sách tiền tệ vẫn chi phối các thị trường”. Ông cho rằng giá vàng, bitcoin sẽ thay đổi khi lạm phát giảm về mức ổn định.
Xem thêm: Bất động sản Sân bay Long Thành – Kênh đầu tư hấp dẫn và ít rủi ro