Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản công nghiệp hiện đang được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước chú trọng đầu tư sâu hơn. Trong tương lai, khi hạ tầng giao thông, công nghiệp – đô thị được phát triển đồng bộ, thị trường này còn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa.
Điểm sáng cho thị trường công nghiệp Việt Nam
Đòn bẩy chính dòng vốn nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam trong quý I-2022 đến từ phân khúc bất động sản công nghiệp. Theo báo cáo, thị trường bất động sản công nghiệp của JLL (Công ty Tư vấn Bất động sản Toàn cầu Jones Lang Lasalle) cho thấy giá đất công nghiệp vẫn duy trì ở đà tăng trưởng mạnh trong quý đầu của năm nay, mức tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo JLL, thị trường nhà xưởng xây sẵn đã được chuyển sang quy mô lớn hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các DN quốc tế đặt nền móng hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam, nhưng muốn tiết kiệm thời gian, chi phí và nhanh chóng đưa doanh nghiệp vào hoạt động.
Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, đến cuối 2021 có 397 KCN được thành lập, gồm 352 KCN nằm ngoài các khu kinh tế, 37 KCN nằm trong các khu kinh tế ven biển, 8 KCN nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu, với tổng DT đất tự nhiên đạt ~ 122,9 nghìn ha.
Trong đó, có 291 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt ~ 87,1 nghìn ha, diện tích đất CN đạt ~ 58,7 nghìn ha và 106 KCN đang trong quá trình xây dựng với tổng diện tích đất tự nhiên ~ 35,7 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 70,9%, xấp xỉ so với cuối năm 2020.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập 9 KCN mới với tổng DT 2.472 ha, tổng vốn đầu tư các dự án đạt 29.411 tỷ đồng. Đồng thời, các dự án cũng quy định thời gian xây dựng từ 3-4 năm và hoạt động 50 năm kể từ ngày thành lập.
Mặc dù, có những khó khăn phải đối diện, nhưng cơ hội đối với ngành bất động sản khu công nghiệp là rất lớn. Vì vậy, đa số các DN bất động sản khu công nghiệp đều đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng cao cho năm 2022.
Xem thêm: Đồng Nai ưu tiên vốn, đẩy nhanh tiến độ, phát triển trung tâm công nghiệp – dịch vụ Long Thành
Triển vọng nào cho thị trường bất động sản công nghiệp?
Khi xã hội chuyển sang trạng thái bình thường mới sau đại dịch Covid-19 và toàn bộ các đường bay quốc tế được nối lại, các DN trong và ngoài ngành bất động sản đã xúc tiến hoạt động đầu tư vào thị trường bất động sản công nghiệp.
Ở khu vực phía Nam, có thêm 3 KCN mở rộng với tổng diện tích 6.475ha, bao gồm KCN Long Đức 3 (253ha), KCN Xuân Quế – Sông Nhạn (3.595ha), KCN Bàu Cạn – Tân Hiệp (2.627ha),…
Đến nay, Đồng Nai có 32 KCN đang hoạt động, thu hút đầu tư từ 42 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số 2.010 dự án. Đồng thời, dựa vào đề xuất của UBND tỉnh, theo quy hoạch của tỉnh đến năm 2030, Đồng Nai sẽ có tổng số 9 khu công nghiệp mới chủ yếu tập trung ở huyện Long Thành và huyện Cẩm Mỹ.
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030
Huyện Long Thành, tương lai sẽ là đô thị trung tâm của các đô thị vệ tinh Cẩm Mỹ, Trảng Bom và là cực phía Ðông của TP Hồ Chí Minh. Đến 2040, Long Thành sẽ trở thành đô thị CN phát triển và sẽ trở thành trung tâm đô thị – công nghiệp hiện đại, trung tâm TMDV chất lượng cao và vùng nông nghiệp CNC vào năm 2050. Do đó, trong QH sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, Long Thành sẽ ưu tiên quỹ đất cho phát triển CN, bất động sản, hạ tầng kỹ thuật, TMDV.
Xem thêm: Tiềm năng sinh lời tại thị trường bất động sản Long Thành
Theo dự báo của các chuyên gia lĩnh vực bất động sản, trong 5 – 10 năm tới, khi hạ tầng giao thông, công nghiệp – đô thị được phát triển đồng bộ, thị trường bất động sản huyện Long Thành còn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa.
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030
Kéo theo đó là thị trường bất động sản Cẩm Mỹ với vị trí 1 mặt giáp ranh huyện Long Thành, cũng “nóng” lên bởi yếu tố xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành. Ngoài ra, xu hướng nhà đầu tư về các án “vùng ven” đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian gần đây, cùng với vị trí địa thuận lợi, hạ tầng giao thông thông thoáng. Cẩm Mỹ hiện đang có 5 dự án công nghiệp tập trung đang mời gọi nhà đầu tư và làm thủ tục để thành lập, được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ. Vì thế Long Thành và Cẩm Mỹ sẽ là cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản.
- Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030