Quy trình mua bán đất đai là một trong những quy trình có thủ tục quan trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua. Vì thế, sau khi đã tìm hiểu kĩ vị trí, pháp lý của nhà/đất mà bạn muốn mua, bạn cần nắm rõ thủ tục mua bán nhà đất để đảm bảo tính pháp lý và giá trị mà bất động sản sắp sở hữu. Cùng Tân Đại Thành Group tham khảo quy trình mua bán mới nhất năm 2022 ngay dưới đây!
1. Thủ tục mua bán nhà đất mới nhất năm 2022
Trước khi vào quy trình mua bán nhà đất chúng ta cần phải kiểm tra điều kiện của chuyển nhượng nhà đất.
Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất với các điều kiện sau:
- Đất không có tranh chấp, khiếu nại và khiếu kiện
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để thi hành án hoặc không kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, còn trong thời gian sử dụng đất
- Phải có giấy chứng nhận
- Điều kiện mua bán nhà ở
- Có giấy chứng nhận
- Không có tranh chấp, khiếu nại và khiếu kiện về quyền sở hữu
- Không bị kê biên để bị thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính pháp luật đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Không thuộc diện đã có quyết định bị thu hồi đất, có thông báo giải
- Kiểm tra Sổ đỏ, sổ hồng là thật hay giả, có quy hoạch hay thế chấp gì không ?
Để tránh rủi ro khi mua những nhà đất chưa có Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận giả hoặc nhà đất thuộc quy hoạch đặc đang bị thế chấp thì người mua cần kiểm tra các thông tin về nhà đất. Có nhiều cách kiểm tra nhưng với cách chính xác nhất thì nên kiểm tra tại Văn phòng đăng ký đất đai. Đây là bước quan trọng cần thiết để căn cứ quyết định xem mảnh đất mình mua có thật sự tốt hay không ?
2. Các quy trình mua bán nhà đất năm 2022
Bước 1: Đặt cọc (không bắt buộc)
Quy trình mua bán nhà đất thì bước đặt cọc khi chuyển nhượng nhà đất không bị pháp luật bắt buộc. Tuy nhiên, để đảm bảo việc người mua không bùng kèo gây ảnh hưởng đến 2 bên. Thông thường người bán sẽ lập hợp đồng đặt cọc để làm tin. Để đặt cọc an toàn thì người mua có thể thực hiện khi có người thứ 3 đứng ra làm chứng (người này sẽ không có mối quan hệ với bên mua và bên bán) hoặc thực hiện ở phòng công chứng để cho an toàn và hợp pháp
Bước 2: Thủ tục công chứng mua bán nhà đất
Sau bước làm hợp đồng đặt cọc, thì theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 là ký hợp đồng mua bán nhà đất và công chứng hợp đồng hoặc chứng thực hợp đồng tại văn phòng công chứng theo thời gian và thỏa thuận trong hợp đồng đã đặt cọc. Nên chuẩn bị sẵn giấy giấy tờ, thủ tục cần thiết sau:
- Người bán sẽ chuẩn bị: Giấy tờ bản gốc CMND và 4 bản được photo công chứng (của cả vợ chồng hoặc những người đồng sở hữu khác). Bản gốc của giấy đăng ký kết hôn và 4 bản photo công chứng (nếu bên sở hữu của cả vợ và chồng). Bản gốc sổ đỏ nhà đất đang được giao dịch.
- Người mua sẽ chuẩn bị các giấy tờ sau: Bản gốc của CMND hoặc thẻ CCCD và 4 bản photo được công chứng. Bản gốc hộ khẩu thường trú và 4 bản photo được công chứng
Sau khi hoàn thành thủ tục mua bán nhà đất có sổ đỏ. Bên mua sẽ thanh toán hết số tiền còn lại cho bên bán; còn bên bán sẽ giao lại giấy tờ sở hữu đất và các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc mua bán theo yêu cầu của văn phòng công chứng cho bên mua.
- Bản đồ quy hoạch phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030
- Khu tái định cư sân bay Long Thành hiện nay như thế nào?
- Bản đồ quy hoạch phường Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030
- Dự án Biên Hòa New Town
- Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030