Đăng vào ngày: 17/12/2022
5/5 - (2 bình chọn)

Thủ tướng kêu gọi, đề nghị các bộ, ngành, doanh nghiệp… chung sức hợp lực để vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển thị trường bất động sản đúng quy luật để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản trong thời gian qua

Khơi thông nguồn vốn, rã băng bất động sản
Khơi thông nguồn vốn, rã băng bất động sản

1. Khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản

Bất động sản đóng góp tới 11% GDP và có sức ảnh hưởng chi phối đến rất nhiều ngành nghề. Tuy nhiên, thời gian vừa qua thị trường bất động sản khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến hàng chục nghìn lao động các ngành nghề liên quan.

Hàng nghìn DN trên thị trường bất động sản bị rơi vào tình cảnh đói vốn, khó khăn chưa từng có. Nhiều doanh nghiệp buộc phải dừng, hoãn các dự án đang triển khai, thậm chí sa thải 30 – 50% lực lượng lao động vì thiếu vốn khi doanh thu sụt giảm, lãi suất tăng, dòng vốn tín dụng bị đóng và dư nợ trái phiếu cao.

Thị trường bất động sản đang trải qua thời kỳ khó khăn chồng chất khó khăn. Việc co hẹp nguồn vốn đầu vào đã tạo nên khó khăn cho thị trường bất động sản, cả chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án cũng như người mua nhà. Chính vì vậy, giới chuyên gia cho rằng cần phải có những chính sách đột phá khơi thông nguồn vốn, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) – ông Lê Hoàng Châu cũng khẳng định: “Hiện nay thị trường BĐS đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái. Hiện đã xuất hiện một số Tập đoàn, DN bất động sản gặp “rủi ro” sụt giảm sâu thanh khoản, thậm chí có thể bị mất thanh khoản. Hiện các Tập đoàn, DN này phải thực hiện các biện pháp mạnh để tồn tại”.

Đặc biệt, lĩnh vực BĐS ảnh hưởng đến gần 40 ngành kinh tế quan trọng khác, nhất là những ngành liên quan trực tiếp như xây dựng, du lịch, lưu trú – ăn uống, công nghiệp chế biến chế tạo và tài chính – ngân hàng… Bên cạnh đó, nhu cầu nhân sự cho BĐS hiện đang xếp thứ 7/11 nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao, tuyển dụng trong ngành BĐS bình quân chiếm 4,15% tổng nhu cầu nhân lực/năm. Vì thế, khi các doanh nghiệp bất động sản lao đao sẽ ảnh hưởng tới hàng loạt ngành nghề khác, gây bất ổn cho nền kinh tế.

Xem thêm: Giao dịch Bất động sản hấp dẫn nhờ chính sách bán hàng

 

2. Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, trong 1 tháng qua Chính Phủ đã liên tục ban hành các Vb, yêu cầu các bộ ban ngành liên quan ổn định lại thị trường, khơi thông vốn. Cụ thể, ngày 17/11 Chính phủ đã ban hành QĐ số 1435 về thành lập tổ công tác về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án BĐS cho các địa phương, DN. Theo công điện này, Chính phủ kêu gọi các bộ, ngành, địa phương, người dân, DN chung sức, hợp lực để vượt qua khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển đúng quy luật.

Tiếp đó, ngày 14/12/2022 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 1164/CĐ-TTg tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở. Tại đây, Thủ tướng yêu cầu Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chỉ đạo các NHTM giảm chi phí, thủ tục hành chính để cung ứng vốn. Các nhà băng cần cho vay, giải ngân nhanh với những dự án, DN bất động sản đủ điều kiện, có khả năng trả nợ, nhất là dự án nhà ở XH, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá phù hợp thị trường.

Không chỉ tháo gỡ về vốn, về vấn đề liên quan đến trái phiếu DN, Bộ Tài Chính cũng liên tục ban hành vb hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Mới đây, Bộ Tài chính vừa trình CP dự thảo sửa đổi, bổ sung NĐ 65/2022/NĐ-CP. Theo nhiều quy định liên quan đến chuẩn NĐT chứng khoán chuyên nghiệp, xếp hạng tín nhiệm với trái phiếu… sẽ lùi thời điểm thực hiện sang 2024 thay vì áp dụng ngay.

Hơn nữa, Bộ Tài chính đề xuất cho phép DN được thay đổi kỳ hạn, hoán đổi trái phiếu đã phát hành theo quy định của pháp luật tối đa không quá 2 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành đã công bố cho nhà đầu tư.

TS. Đinh Thế Hiển chia sẻ về đánh giá giải pháp của Bộ tài chính, đề xuất sửa đổi NĐ 65 của Bộ Tài chính tạo dư địa, cho phép nhà phát hành, đặc biệt là DN bất động sản, NH và công ty chứng khoán có thêm thời gian xử lý trái phiếu. Ông Hiển cũng đề xuất bổ sung QĐ là gửi tới thông điệp về việc các phương án giãn/hoãn nợ hay hàng đổi hàng manh trên thị trường là phù hợp. Như vậy, nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ sẽ yên tâm hơn và không còn cảm thấy quá bức xúc.

Đánh giá về những chính sách gần đây của Chính Phủ, các chuyên gia cũng cho biết những giải pháp tổng hòa của Chính phủ đã giúp lấy lại niềm tin của thị trường. Mặc dù những chính sách trên chưa thật sự hiệu quả ngay nhưng cũng tháo gỡ được một phần khó khăn cho doanh nghiệp, giãn áp lực giúp DN“dễ thở” để tiếp tục bước sang năm 2023.

Xem đầy đủ nội dung của Công điện số 1164/CĐ-TTg về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở:

Nội dung của Công điện 1164CĐ-TTg tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở
Nội dung của Công điện 1164CĐ-TTg tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở
Nội dung của Công điện 1164CĐ-TTg tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở
Nội dung của Công điện 1164CĐ-TTg tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở
Nội dung của Công điện 1164CĐ-TTg tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở
Nội dung của Công điện 1164CĐ-TTg tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở

Đứng ở góc độ DN, nhiều lãnh đạo DN BĐS cũng thừa nhận tín dụng là một trong những nút thắt lớn nhất. Dù Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, NHNN cũng đã tăng chỉ tiêu tín dụng, nhưng việc tiếp cận vốn vay vẫn rất khó khăn ngay cả với dự án pháp lý hoàn chỉnh, kế hoạch kinh doanh khả thi, tài sản thế chấp đảm bảo. Nếu gỡ được nút thắt này, những khó khăn của doanh nghiệp, của thị trường cơ bản sẽ được giải quyết.

Xem thêm: Chính phủ quyết định thành lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho Bất động sản

Tân Đại Thành Group tổng hợp

 

5/5 - (2 bình chọn)
058.34.88888
Đăng ký tư vấn