Bản đồ quy hoạch huyện Hàm Thuận Bắc bao gồm các thông tin về vị trí tiếp giáp, quy hoạch cũng như địa hình thuộc khu vực này. Tân Đại Thành đã tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 một cách chi tiết.
1. Phạm vi của tỉnh Bình Thuận
Bình Thuận là tỉnh ven biển nằm ở cực Nam khu duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh này có bờ biển dài 192km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu, địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vị trí địa lý của tỉnh Bình Thuận là:
- Phía Bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng
- Phía Đông Bắc giáp ranh tỉnh Ninh Thuận
- Phía Tây giáp ranh tỉnh Đồng Nai
- Phía Tây Nam giáp ranh Bà Rịa-Vũng Tàu
- Phía Đông và Nam giáp ranh Biển Đông với đường bờ biển dài 192km.
Địa giới của tỉnh Bình Thuận bao gồm diện tích của 2 tỉnh cũ là tỉnh Bình Tuy (nửa phía Tây Nam) và tỉnh Bình Thuận (nửa phía Đông Bắc).
Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 124 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 19 phường, 12 thị trấn và 93 xã
2. Phạm vi của huyện Hàm Thuận Bắc
Hàm Thuận Bắc là huyện bán sơn địa của tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Hàm Thuận Bắc là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận. Theo bản đồ quy hoạch huyện Hàm Thuận Bắc, huyện có vị trí:
- Phía Đông giáp ranh huyện Bắc Bình
- Phía Tây giáp ranh huyện Tánh Linh
- Phía Tây Nam giáp ranh huyện Hàm Thuận Nam
- Phía Nam giáp ranh thành phố Phan Thiết
- Phía Bắc giáp ranh tỉnh Lâm Đồng.
Hàm Thuận Bắc và huyện Hàm Thuận Nam được thành lập năm 1983 dựa trên cơ sở tách huyện Hàm Thuận tỉnh Thuận Hải (cũ) lấy sông Cà Ty làm ranh giới. Đây là địa phương có dự án Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đi qua đang được xây dựng.
Huyện Hàm Thuận Bắc có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Ma Lâm (huyện lỵ), Phú Long và 15 xã: Hàm Chính, Hàm Đức, Hàm Hiệp, Hàm Liêm, Hàm Phú, Hàm Thắng, Hàm Trí, Đa Mi, Đông Giang, Đông Tiến, Hồng Liêm, Hồng Sơn, La Dạ, Thuận Hòa, Thuận Minh.
3. Bản đồ quy hoạch huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đến năm 2030
3.1 Quy hoạch về sử dụng đất huyện Hàm Thuận Bắc
Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030, vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện. Trên bản đồ quy hoạch có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Ma Lâm và thị trấn Phú Long đến 2030.
Trước đó, tỉnh cũng đã phê duyệt quy hoạch thị trấn Phú Long, với tính chất là trung tâm kinh tế, văn hóa, kỹ thuật, dịch vụ thương mại – TTTM của huyện Hàm Thuận Bắc và một bộ phận cấu thành của thành phố Phan Thiết trong tương lai.
Về diện tích, cơ cấu các loại đất, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 123,087 ha
- Đất phi nông nghiệp: 11,146 ha
- Đất chưa sử dụng: 115 ha
3.2 Quy hoạch về phát triển giao thông của huyện Hàm Thuận Bắc
Trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc có những tuyến đường quan trọng chạy qua được thể hiện trên bản đồ quy hoạch, gồm:
- Tuyến QL1A
- Tuyến QL 28
- Tuyến ĐT 715
- Tuyến ĐT 22
Ngoài ra, địa bàn huyện còn có nhiều tuyến liên xã, giao thông đô thị đã được UBND huyện Hàm Thuận Bắc và tỉnh đầu tư xây dựng những năm gần đây.
TẢI BẢN ĐỒ QUY HOẠCH HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2030 TẠI ĐÂY
Xem thêm bản đồ quy hoạch khác:
- Bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Nai năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030
- Thông tin bản đồ quy hoạch xã Bàu Cạn, huyện Long Thành, Đồng Nai
- Bản đồ quy hoạch thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận đến năm 2030
- Hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị sân bay Long Thành trước ngày 31-3-2025
- Bất động sản Long Thành ngày càng thu hút vốn đầu tư
- Thanh toán cho nhà thầu dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành
- Bản đồ quy hoạch thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030
- Đảm bảo nguồn nhân lực hỗ trợ giải phóng mặt bằng Dự án sân bay Long Thành