Long Thành – Mảnh đất tiềm năng nhất năm 2021
Khu vực Long Thành Đồng Nai đang được xem là địa điểm tạo nên làn sóng gây biến động lớn cho thị trường bất động sản. Bởi, nơi đây đang dần được đầu tư xây dựng và phát triển một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, du lịch, giao thông vận tải,…
Khu vực địa lý tiếp giáp nhiều tỉnh thành, khu công nghiệp quy mô lớn
Huyện Long Thành Đồng Nai được thành lập vào ngày 23 tháng 6 năm 1994 theo Nghị định số 51/1994/NĐ – CP. Huyện bao gồm 19 đơn vị hành chính là thị trấn Long Thành và 18 xã như sau: Lộc An, Long An, Long Phước, Bàu Cạn, Cẩm Đường, Suối Trầu, Bình An, Bình Sơn, Long Đức, Long Hưng, An Hòa, Phước Tân, Tam Phước, Tam An, Tân Hiệp, Phước Thái, Phước Bình, An Phước.
Vào năm 2010, với kế hoạch điều chỉnh lại địa giới hành chính khu vực Long Thành nhằm hoàn thiện vấn đề triển khai mở rộng khu vực thành phố Biên Hòa. Nghị quyết số 05 NQ/ CP đã yêu cầu nhập toàn bộ 10.899,27 ha diện tích đất tự nhiên và 92. 796 nhân khẩu của các xã An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước (thuộc huyện Long Thành) vào thành phố Biên Hòa. Do đó, hiện nay Long Thành chỉ còn 43.101,02 ha diện tích đất tự nhiên và 188.594 nhân khẩu.
Đây là khu vực nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai với diện tích tổng thể là 431,01 km2. Một trong những điều kiện địa lý nổi bật của khu vực này là nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 60km, cách Biên Hòa 33km, cách Vũng Tàu 60 km và Bình Dương 40 km. Sự tiếp giáp gần với các khu vực có nền kinh tế phát triển này đã góp phần tạo điều kiện, giao lưu và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho huyện Long Thành.
Trong những năm gần đây, huyện Long Thành được đánh giá là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, tiềm năng của khu vực Đông Nam Bộ. Địa bàn huyện giáp ranh với nhiều khu công nghiệp có quy mô lớn đã được xây dựng và phê duyệt như: khu công nghiệp Biên Hòa, Nhơn Trạch, Tam Phước, Long Thành,… Điều này đã góp phần giải quyết được vấn đề lao động cho nhiều người, tạo ra mức sống ổn định.
Mạng lưới giao thông dày đặc, thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu
Qua số liệu thống kê thực tế cho thấy, huyện Long Thành Đồng Nai có rất nhiều tuyến đường cao tốc và quốc lộ trọng điểm đi qua. Sự phát triển về mặt giao thông vận tải này được biểu hiện qua cả hệ thống giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt và hàng không.
Nổi bật trong hệ thống xây dựng giao thông Long Thành là việc xây dựng tuyến đường cao tốc nối liền Biên Hóa – Vũng Tàu vào năm 2021. Tổng chiều dài cho công trình này lên đến 77,8 km và được thiết kế lưu thông với 4 đến 6 làn xe. Đặc biệt với khu vực kết nối trực tiếp sân bay Long Thành sẽ được xây dựng với 8 làn xe, giảm tải áp lực lưu thông quá tải.
Ngoài ra, khu vực này còn đang triển khai xây dựng dự án phát triển toàn phần đại lộ Bắc Sơn – Long Thành với quy mô dự tính về chiều rộng lên đến 60 mét, phân chia thành 4 làn xe lưu thông. Đây được xem là trục thương mại – dịch vụ phát triển cao cấp nối liền từ Biên Hòa đến sân bay quốc tế Long Thành. Sau khi hoàn thành, tuyến đường này cùng cao tốc Biên Hòa – Long Thành hứa hẹn sẽ phục vụ tối ưu cho chiến lược phát triển thành phố sân bay.
Hiện nay, Long Thành đang bắt đầu khởi công hàng loạt công trình giao thông mang tính chất vĩ mô như vành đai 3, vành đai 4, cao tốc nối liền Bến Lức – Long Thành, Dầu Giây – Liên Khương. Với dự án phát triển hệ thống giao thông này, hứa hẹn sẽ tạo nên bước phát triển đột phá cho Long Thành, hình thành một thị trường bất động sản thu hút, hấp dẫn.
Dự án sân bay Long Thành sẽ được khởi công trong thời gian sắp đến dự tính sẽ trở thành “mồi lửa” hấp dẫn cho thị trường bất động sản khu vực Long Thành Đồng Nai. Cùng với những yếu tố thuận lợi khác, sự xuất hiện của sân bay Long Thành đã khiến những án đất nền của khu vực này liên tục phát triển, đồng thời đẩy giá đất leo thang nhanh. Số liệu thống kê vào năm 2019, nếu giá đất chỉ giao động từ 14 triệu đồng/ m2 thì đến 2020 đã vượt lên mức 22 triệu đồng/m2, và hứa hẹn tiếp tục tăng vào năm 2021.
Như vật, với hệ thống giao thông đa dạng, phân bổ dày đặc, kết nối giao lưu thuận lợi trong và ngoài địa phận Long Thành Đồng Nai hứa hẹn sẽ tạo nên những bước phát triển vượt bậc cho khu vực này, thu hút lượng lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Xem thêm: Tập trung phát triển cảng Cái Mép – Thị Vải ngang tầm khu vực vào năm 2030
Công nghiệp – xây dựng phát triển nhanh chóng
Hiện tại, huyện Long Thành đã có đến 5 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp mang tầm cỡ lớn với 225 doanh nghiệp, đáng chú ý là có đến 191 doanh nghiệp được xây dựng, phát triển với nguồn vốn nước ngoài. Ngoài ra, 7.668 doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đang hoạt động trên địa bàn trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ sẽ góp phần giải quyết nhu cầu việc làm, gia tăng ngân sách địa phương.
Nông nghiệp được đầu tư phát triển theo hướng hiện đại
Huyện Long Thành Đồng Nai mặc dù đã trở thành khu kinh tế tiềm năng trên lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn được chú trọng phát triển và được xem là một trong các mục tiêu kinh tế quan trọng.
Với Chương trình nông thôn mới, Long Thành hiện nay đã xây dựng thành công 22 vùng sản xuất tập trung với những loại cây trồng, vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. Các tiến bộ khoa học – công nghệ dần được chuyển giao, mang lại năng suất cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Thương mại – dịch vụ đang trên đà khởi sắc
Khu vực Thị trấn Long Thành thuộc huyện Long Thành Đồng Nai hiện nay đã được định hướng và tiến hành quy hoạch để đi lên đô thị loại 4, dự tính đến 2030 sẽ phát triển, hoàn thành chỉ tiêu đô thị loại 3. Ngoài ra, khu vực lân cận Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong tương lai sẽ được dự tính phát triển theo hướng thương mại – dịch vụ.
Có thể thấy rằng, huyện Long Thành đang ngày càng khởi sắc, thay đổi diện mạo mới một cách phát triển toàn diện với quy mô lớn. Những tòa nhà hiện đại, tuyến giao thông khang trang không ngừng mở rộng. Điều này đã không ngừng thu hút lượng đầu tư trong và ngoài nước cho khu vực này.
Xem thêm: Tiềm năng đầu tư đất nền Long Thành