Bản đồ quy hoạch huyện Bảo Lâm bao gồm các thông tin về vị trí tiếp giáp, quy hoạch cũng như địa hình thuộc khu vực này. Tân Đại Thành đã tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đến năm 2030 một cách chi tiết.
1. Vị trí địa lý của tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc, Việt Nam, có vị trí địa lý là:
- Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây – Trung Quốc
- Phía Tây tiếp giáp với tỉnh Hà Giang
- Phía Tây Nam tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang
- Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Các điểm cực tại tỉnh Cao Bằng:
- Điểm cực Bắc là xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm.
- Điểm cực Đông là xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang.
- Điểm cực Tây là xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm.
- Điểm cực Nam là xã Trọng Con, huyện Thạch An.
Tỉnh có trung tâm hành chính là TP Cao Bằng, cách Hà Nội 279km. Hiện, Cao Bằng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 TP và 9 huyện với 161 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 14 thị trấn, 8 phường và 139 xã.
2. Phạm vi của huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng
Bảo Lâm là huyện thuộc tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Huyện này tọa lạc ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng, có vị trí địa lý dựa trên bản đồ quy hoạch huyện Bảo Lâm:
- Phía Đông tiếp giáp huyện Bảo Lạc và TP. Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
- Phía Tây tiếp giáp huyện Yên Minh và Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
- Phía Nam tiếp giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang và huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
- Phía Bắc giáp huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Huyện lỵ chính là thị trấn Pác Miầu trên trục đường QL34. Đức Hạnh cũng là xã duy nhất của huyện có đường biên giới giáp với Trung Quốc.
Huyện Bảo Lâm hiện có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Pác Miầu (huyện lỵ) và 12 xã: Quảng Lâm, Thạch Lâm, Thái Học, Thái Sơn, Đức Hạnh, Lý Bôn, Mộng n, Nam Cao, Nam Quang, Vĩnh Phong, Vĩnh Quang, Yên Thổ.
3. Bản đồ quy hoạch huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đến năm 2030
3.1 Quy hoạch sử dụng đất của huyện Bảo Lâm
Nội dung và phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 được thể hiện trên bản đồ quy hoạch huyện Bảo Lâm. Các thông tin cụ thể như sau:
Về DT cơ cấu các loại đất:
- Đất nông nghiệp (NNP) là 82.107,18ha
- Đất phi nông nghiệp (PNN) là 3.737,44ha
- Đất chưa sử dụng (CSD) là 5.461,5ha
Về DT chuyển mục đích sử dụng đất:
- Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp (NNP/PNN) là 1.291,1ha
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 0 ha
3.2 Quy hoạch phát triển giao thông huyện Bảo Lâm
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 71 tuyến đường ô tô với tổng CD 482km, trong đó có 2 tuyến đường tỉnh dài 62,6km, 9 tuyến đường huyện dài 174,5km và 244,9km là đường xã. Bên cạnh đó, có 6 tuyến đường đến trung tâm xã đã được cứng hóa, nhựa hóa khoảng 70km/117km (đạt 60%) và còn lại là đường cấp phối và đường đất. Trên các trục đường GT có 30 cây cầu lớn nhỏ với tổng CD cầu 1.120m, gồm có 15 cầu treo.
Huyện này, phấn đấu đến 2025, 100% tuyến đường đến trụ sở các xã sẽ được cứng hóa, 88% có đường ô tô đến trung tâm xóm, tăng thêm 10 xóm có đường ô tô; 50% đường làng, ngõ xóm sẽ không bị lầy lội vào mùa mưa, trong đó trên 40% được cứng hóa mặt đường, trục đường từ trung tâm các xã đến các xóm đi lại được 4 mùa.
TẢI BẢN ĐỒ QUY HOẠCH HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2030 TẠI ĐÂY
Xem thêm bản đồ quy hoạch khác:
- Bản đồ quy hoạch thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng đến năm 2030
- Chính thức cắm mốc đất tại Khu tái định cư sân bay Long Thành
- Bản đồ quy hoạch phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030
- Tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Sân bay Long Thành
- Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh sẽ đối thoại với các hộ dân thuộc diện di dời của dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
- Bản đồ quy hoạch huyện Hoài Đức, Hà Nội đến năm 2030