Bản đồ quy hoạch thành phố Hà Giang bao gồm các thông tin về vị trí tiếp giáp, quy hoạch cũng như địa hình thuộc khu vực này. Tân Đại Thành đã tổng hợp thông tin quy hoạch thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang đến năm 2030 một cách chi tiết.
1. Vị trí địa lý của tỉnh Hà Giang
Hà Giang là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam, tỉnh này có vị trí tiếp giáp: phía Đông tiếp giáp với Cao Bằng, phía Tây tiếp giáp với Yên Bái, Lào Cai, phía Nam tiếp giáp với Tuyên Quang và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc.
Các điểm cực tại Hà Giang:
- Điểm cực Bắc ở huyện Đồng Văn.
- Điểm cực Đông ở huyện Mèo Vạc.
- Điểm cực Tây ở huyện Xín Mần.
- Điểm cực Nam ở huyện Bắc Quang.
Tỉnh Hà Giang hiện có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 10 huyện với 193 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 13 thị trấn và 175 xã.
2. Phạm vi của thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang
Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Hà Giang, tọa lạc ở vị trí trung tâm của tỉnh, cách cửa khẩu Thanh Thủy trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc ~ 23 km và cách Hà Nội 318 km.
Theo bản đồ quy hoạch thành phố Hà Giang, thành phố có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp ranh huyện Bắc Mê
- Các phía còn lại giáp ranh huyện Vị Xuyên.
Thành phố Hà Giang hiện có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 5 phường: Nguyễn Trãi, Minh Khai, Ngọc Hà, Quang Trung, Trần Phú và 3 xã: Phương Độ, Ngọc Đường, Phương Thiện.
3. Bản đồ quy hoạch thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang đến năm 2030
3.1 Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hà Giang
Theo bản đồ quy hoạch thành phố Hà Giang, quy hoạch sử dụng đất có tổng diện tích tự nhiên đô thị là 17.926,20 ha. Trong đó:
- Đất xây dựng là 3.516,32 ha
- Đất ngoài dân dụng là 2.536,91 ha
- Đất khác là 14.409,88 ha
3.2 Quy hoạch phát triển giao thông thành phố Hà Giang
Phát triển hệ thống giao thông gồm có những thông tin sau:
– Kết nối vùng: Phát triển giao thông liên kết vùng đảm bảo khả năng giao lưu với các KV khác trong tỉnh Hà Giang, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Kết nối trực tiếp thành phố Hà Giang và Cửa khẩu Thanh Thủy với hệ thống cao tốc của quốc gia thúc đẩy giao thương giữa Hà Giang với Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ.
– Giao thông đối ngoại: xây dựng các tuyến đường vành đai kết nối thành phố Hà Giang với vùng cao nguyên đá và tránh các tác động giao thông xuyên tâm đến phát triển không gian đô thị. Phát triển các bến xe kết hợp các trung tâm trung chuyển, dịch vụ vận tải các khu vực cửa ngõ.
– Giao thông nội thị: Bổ sung các công trình đầu mối giao thông và hệ thống cầu qua sông. Hình thành các tuyến phố đi bộ, và các tuyến đường hạn chế cơ giới phục vụ phát triển du lịch và khai thác cảnh quan các điểm cao, cảnh quan hành lang sông Lô, Miện.
TẢI BẢN ĐỒ QUY HOẠCH THÀNH PHỐ HÀ GIANG, TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2030 TẠI ĐÂY
Xem thêm bản đồ quy hoạch khác:
- Bản đồ quy hoạch huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2030
- Hội đồng kiểm tra Nhà nước đề nghị các nhà thầu thi công sân bay Long Thành tăng nhân lực
- Bất động sản khu Đông tiếp tục hút khách
- Chi tiết thông tin quy hoạch khu công nghiệp Phước Bình, huyện Long Thành
- Thị trường bất động sản Việt Nam – Chu kỳ tăng trưởng mới?
- Đất nền Sân bay Long Thành – Thửa 5/217 Phước Bình