Sân bay Long Thành (Đồng Nai) đã khởi công vào đầu năm 2021; kéo theo hàng loạt các dự án hạ tầng giao thông cùng các dự án bất động sản phát triển mạnh mẽ. Với lợi thế sở hữu sân bay lớn nhất Việt Nam, Long Thành sẽ trở thành một đô thị lớn của cả nước. Chính bởi tiềm năng như vậy nên thị trường bất động sản Long Thành thời gian qua diễn ra rất nhộn nhịp.
Huyện Long Thành lên thành phố vào năm 2030
UBND tỉnh Đồng Nai đã nêu ra kế hoạch phát triển toàn huyện Long Thành thành 5 vùng. Năm vùng bao gồm: vùng 1 – thị trấn Long Thành; vùng 2 – đô thị Bình Sơn; vùng 3 – dịch vụ thương mại phía Tây Long Thành; vùng 4 – đô thị chức năng sân bay Long Thành; và vùng 5 – công nghiệp đô thị phía Nam sân bay Long Thành.
Đặc biệt, Đồng Nai còn đặt mục tiêu Long Thành trở thành đô thị loại IV vào năm 2025 và tiến tới đô thị loại III vào năm 2030. Với việc lần lượt trở thành đô thị loại IV và III trong 10 năm tới, Long Thành được định hướng sẽ trở thành một thành phố lớn, sôi động; là động lực phát triển kinh tế của toàn tỉnh Đồng Nai.
Như vậy, với quy hoạch đồng bộ, huyện Long Thành sẽ trở thành thành phố vào năm 2030; trở thành đô thị công nghiệp phát triển vào năm 2040; tầm nhìn đến năm 2050 trở thành một trung tâm đô thị hiện đại.
Xem thêm: Định hướng lên thành phố, bất động sản Long Thành tiếp tục bứt phá ấn tượng
Hạ tầng giao thông kết hợp cùng sân bay Long Thành
Như đã thông tin, sân bay Long Thành đã được khởi công vào đầu năm 2021; dự kiến đưa vào hoạt động khai thác giai đoạn 1 vào cuối năm 2025. Nếu nói sân bay Long Thành chính là “hành tinh” sáng nhất khu vực Đồng Nai, đặc biệt là khu vực Long Thành; thì hạ tầng giao thông chính là các “ngôi sao” giúp thúc đẩy cả “bầu trời” Long Thành trở thành một vùng đất tiềm năng bậc nhất thập kỷ này.
Nhìn vào bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện Long Thành đến năm 2025; có thể thấy hàng loại các tuyến cao tốc và giao thông trọng điểm đều bắc ngang khu vực này. Rõ thấy nhất là quốc lộ 51 giúp kết nối Đồng Nai với các tỉnh thành lân cận; lưu chuyển hàng hóa khu vực Đông Nam Bộ để ra các cảng biển lớn, xuất khẩu ra thế giới. Chính vì là tuyến đường huyết mạch nên quốc lộ 51 đang bị quá tải, từ đó một số tuyến đường khác đang được triển khai nhằm giảm áp lực giao thông cho khu vực này.
Đầu tiên là tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với chiều dài 77.8km nối từ thành phố Biên Hòa tới thành phố Vũng Tàu, gồm 4 – 8 làn xe. Cùng với cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Long Thành còn được chú ý bởi các tuyến đường vành đai 3, vành đai 4, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, các tuyến đường sắt, … và đặc biệt là tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành giúp kết nối khu vực này với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây, rút ngắn đáng kể quãng đường tới sân bay Long Thanh hay tới thành phố biển Vũng Tàu.
Đất Long Thành sẽ trở thành tâm điểm đầu tư
Chính bởi những ưu thế vượt trội trên, thị trường bất động sản Long Thành đã trở thành mối quan tâm đặc biệt với rất nhiều nhà đầu tư. Ngay từ lúc sân bay Long Thành còn đang trong giai đoạn “trên giấy”, thị trường bất động sản khu vực này đã bắt đầu sôi động. Từ khi sân bay được khởi công, đất Long Thành được săn đón nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Điều này cũng dễ hiểu, bởi sân bay Long Thành thực sự không chỉ là “tin đồn” mà đã chính thức triển khai xây dựng. Cùng với đó, định hướng huyện Long Thành trong 10 năm tới sẽ trở thành một đô thị lớn của cả nước; kết hợp cùng hạ tầng giao thông đồng bộ, có thể nói khu vực Long Thành chính là “miếng đất, miếng vàng”, một nơi “đáng đồng tiền bát gạo” để đầu tư sinh lời chứ không còn những trò “thổi giá, sóng giá ảo”.
Bằng chứng rõ ràng nhất là lượng nhà đầu tư đổ về khu vực Long Thành thời gian qua rất đông. Vào đầu năm 2021, ngay khi sân bay Long Thành được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn nút khởi công, thị trường bất động sản Long Thành đã nhanh chóng rạo rực với cả nghìn lượt người đổ về xem dự án, xem đất mỗi ngày.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, lượng giao dịch đất nền khu vực Long Thành tăng nhanh chóng trước khi trùng xuống do Đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát mạnh mẽ và phải thực hiện giãn cách xã hội trong giai đoạn 06/2021 – 10/2021. Khi mở cửa trở lại, thị trường bất động sản Long Thành lại nhanh chóng bùng nổ. Hình ảnh những đoàn xe đổ về Long Thành đông dần theo cấp số nhân. Nhà đầu tư không ngần ngại tới tận nơi để xem đất, đảm bảo quy định phòng dịch trong lúc nghe các chuyên viên tư vấn.
Khu vực phía Nam sân bay nhiều tiềm năng
Thị trường rạo rực là vậy; đồng nghĩa với việc giá đất sẽ tăng. Theo quan sát của chúng tôi, hiện chỉ còn khu vực phía Nam sân bay Long Thành; như khu vực Tân Hiệp – Bàu Cạn – Phước Bình (những khu vực giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) quỹ đất và giá đất còn “mềm” để nhà đầu tư có thể tìm kiếm khả năng sinh lời cao. Đặc biệt phải nói đến khu vực xã Phước Bình; nằm cách sân bay Long Thành 5-7km về phía Nam; khu vực này là một điểm sáng mà không phải nhà đầu tư nào cũng đủ tinh tường để nhận ra.
Tiềm năng lớn nhất của khu vực xã Phước Bình – Long Thành chính là hạ tầng giao thông. Với 3 tuyến đường nối thẳng tới sân bay Long Thành, việc di chuyển thật sự dễ dàng. Đặc biệt, phải kể đến tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành, tuyến đường “vàng” kết nối TP.HCM với Long Thành một cách nhanh chóng. Từ tuyến cao tốc này, việc di chuyển tới các vùng lân cận như Bà Rịa – Vũng Tàu; tới cảng Cái Mép – Thị Vải hay tới sân bay Long Thành được rút ngắn một cách tuyệt đối.
Có thể nói, huyện Long Thành thời gian tới sẽ được “lột xác” với sự xuất hiện của sân bay Long Thành. Đi cùng với sự phát triển này, thị trường bất động sản nơi đây sẽ không còn là một dấu hỏi “nên hay không nên đầu tư”; mà lúc này sẽ là một lời khẳng định “phải đầu tư ngày lúc này”.
Xem thêm: Vì sao bất động sản Long Thành ngày càng hút vốn đầu tư?
- Bản đồ quy hoạch huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
- Thị xã Phú Mỹ tiến lên thành phố tương lai với nền tảng vững chắc
- Bản đồ quy hoạch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
- Sân bay Long Thành sẽ kết nối với 4 tuyến cao tốc, 3 tuyến đường sắt
- Vàng, Bitcoin không còn là “chỗ trú” cho các nhà đầu tư