Đất trồng lúa có lên thổ cư được không? Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp (đất trồng lúa) sang đất nông nghiệp (đất thổ cư) đang là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Theo dõi bài viết dưới đây của Tân Đại Thành để biết thêm chi tiết.
1. Thế nào là đất trồng lúa?
Đất trồng lúa có lên thổ cư được không? Theo Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa bao gồm:
- Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm
- Đất trồng lúa khác bao gồm:
- Đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm
- Đất trồng lúa nương
Xem thêm: Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không? Thủ tục chuyển nhượng là gì?
2. Đất thổ cư là gì?
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại thành 03 nhóm bao gồm: đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Vậy đất thổ cư là gì?
Theo pháp luật đất đai thì không có loại đất nào có tên là đất thổ cư. Đất thổ cư là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ đất ở, gồm đất ở tại nông thôn (ký hiệu là ONT), đất ở tại đô thị (ký hiệu là OĐT). Hay nói cách khác, đất thổ cư không phải là loại đất theo quy định của pháp luật đất đai mà đây là cách thường gọi của người dân.
Hiện nay, đất thổ cư được chia làm 2 loại đó chính là đất thổ cư đô thị, đất thổ cư nông thôn. Căn cứ theo điều 144 Luật Đất đai 2013, đất thổ cư đô thị (ODT) là loại đất dùng để xây nhà ở, xây dựng công trình đời sống thuộc khu dân cư đô thị. Loại đất này có các chính sách riêng khác trong pháp luật đất đai từ thuế, hạn mức sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng.
Đất thổ cư đô thị mang nhiều đặc điểm giống đất thổ cư bình thường như: Được quản lý bởi quận, thành phố, thị xã, khu dân cư quy hoạch đô thị mới…
Đất ở tại đô thị sẽ bao gồm:
- Đất xây dựng công trình phục vụ cuộc sống, xây dựng nhà ở
- Đất vườn, ao nằm trong cùng một thửa đất thuộc khu đô thị
Căn cứ theo điều 143 Luật Đất đai 2013, đất thổ cư nông thôn (ONT) là loại đất do xã quản lý nằm tại khu vực nông thôn trừ trường hợp đất nằm trong khu đô thị đang quy hoạch để lên thành phố thì không còn được gọi là đất ở nông thôn.
Đất ở nông thôn được ưu tiên cấp phép cho việc xây dựng vườn ao có những đặc điểm như sau:
- Có ranh giới địa chính nằm ở nông thôn và do xã quản lý
- Có quy hoạch riêng
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 143 Luật Đất đai 2013 đất thổ cư ở nông thôn được phân thành các loại như sau:
- Đất để xây dựng nhà ở, đất ở do hộ gia đình, xây dựng các công trình phục vụ đời sống
- Đất vườn ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn
Vậy đất trồng lúa có lên thổ cư được không? Cần điều kiện gì để đất trồng lúa có thể chuyển mục đích sử dụng?
3. Đất trồng lúa có lên thổ cư được không?
Theo Khoản 1 Điều 134 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa nên việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp sẽ bị hạn chế nhưng không bị cấm hoàn toàn. Do đó, người dân có thể chuyển đổi đất trồng lúa sang sử dụng vào các mục đích nhà ở. Tuy nhiên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.
Đối với việc chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa (thuộc nhóm đất nông nghiệp) sang đất thổ cư – đất ở (thuộc nhóm đất phi nông nghiệp) phải xin phép và được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
- UBND cấp huyện có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân.
- UBND cấp tỉnh, thành có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức.
Bên cạnh sự đồng ý của các cơ quan chức năng, việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất thổ cư cần tuân theo 2 căn cứ:
- Kế hoạch sử dụng đất hàng năng cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
- Nhu cầu của hộ gia đình, cá nhân trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất
Vậy đất trồng lúa có lên thổ cư được không? Câu trả lời là được, tuy nhiên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch của địa phương.
Xem thêm: Chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở và quy trình chuyển đổi mới nhất
4. Thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa lên thổ cư
Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng theo Mẫu số 01.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Chứng minh nhân dân, căn cước công dân
Các bước thực hiện
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Đất trồng lúa có lên thổ cư được không? Người có nhu cầu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp hồ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 3 ngày làm việc phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Bước 2: Xử lý, giải quyết yêu cầu
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất và hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định pháp luật.
Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sau đó chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
- Bước 3: Trả kết quả
Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau khi có nhân đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính.
Thời gian thực hiện
Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).
Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Xem thêm: Đất trồng cây lâu năm là gì? Các quy định liên quan đến đất trồng cây lâu năm
Tân Đại Thành (Tổng hợp)