Đều là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vậy sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào? Loại sổ nào có giá trị hơn? Cùng Tân Đại Thành theo dõi bài viết dưới đây để viết thêm chi tiết.
1. Sổ đỏ là gì? Những thông tin được ghi trên sổ đỏ
1.1. Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc bên ngoài. Tính đến hiện tại, trong các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành thì vẫn chưa có định nghĩa cụ thể nào về sổ đỏ.
Ở từng giai đoạn, tên gọi của sổ đỏ ở Việt Nam như sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hiện nay, sổ đỏ là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do UBND cấp huyện, thị xã, thành phố cấp tỉnh cấp cho người sử dụng đối với một số loại đất như đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở vùng nông thôn, đất làm muối, đất lâm nghiệp.
Tại Khoản 16, Điều 3 Luật Đất đai 2013 cũng có quy định rằng “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy có thể kết luận rằng sổ đỏ là tên gọi do người dân tự đặt ra dùng để gọi tắt cho Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của nó.
1.2 Những thông tin được ghi trên sổ đỏ
Một sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ bao gồm 4 trang có trang đầu và trang cuối màu đỏ, 2 trang giữa có nền màu trắng. Kích thước của mỗi trang là 190mmx265mm với các nội dung:
- Trang 1: Quốc huy, quốc hiệu và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” được in màu đỏ; Dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi Trường; Ở mục I là tên của người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, số seri giấy chứng nhận bao gồm 2 chữ cái tiếng việt và 6 chữ số được in màu đen
- Trang 2: Mục II: Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng cây lâu năm và ghi chú; Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; Số vào sổ cấp giấy chứng nhận.
- Trang 3: Mục III sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Mục IV Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
- Trang 4: Nội dung tiếp theo của Mục IV bao gồm những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận, mã vạch, lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận, trang bổ sung của giấy chứng nhận.
Xem thêm: Cách đọc sổ đỏ, sổ hồng 2022 mới nhất
2. Sổ hồng là gì?
Tương tư như sổ đỏ, sổ hồng cũng là tên gọi mà người dân dùng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc.
Trước ngày 10/12/2009, ở nước ta chỉ tồn tại loại Giấy chứng nhận có bìa màu hồng dùng để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (thường được gọi là sổ hồng theo mẫu của Bộ Xây dựng) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bìa màu đỏ (thường được gọi là sổ đỏ theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi Trường).
Nhưng từ ngày 10/12/2009 trở đi, khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo một mẫu thống nhất với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và chỉ cấp một loại giấy chứng nhận theo mẫu chung có bìa màu hồng.
Như vậy, sổ hồng cũng là tên gọi khác của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Làm cách nào để biết sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào? Hãy tiếp tục theo dõi phần dưới đây.
Xem thêm: Điều kiện để cấp sổ đỏ, sổ hồng cho đất không có giấy tờ
3. Sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào?
Đều là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vậy sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào?
Thứ nhất, về cơ quan ban hành:
- Sổ đỏ do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành
- Sổ hồng do Bộ Xây dựng ban hành
Thứ hai, về loại đất được cấp giấy chứng nhận
- Sổ đỏ: đất ở vùng nông thôn, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
- Sổ hồng: nhà ở riêng đất hoặc đất chung cư
Thứ ba, về đặc điểm bên ngoài
- Sổ đỏ có bài màu đỏ với tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”
- Sổ hồng có bìa màu hồng với tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” hoặc “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở”
Thứ tư, về cơ quan cấp, phát giấy chứng nhận
- Sổ đỏ: Đối với chủ sở hữu là tổ chức, sổ đỏ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp; Đối với chủ nhân là tổ chức và cá nhân, sổ đỏ do UBND cấp tỉnh cấp
- Sổ hồng: Do UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh cấp phát.
Xem thêm: Mất sổ đỏ có làm lại được không?
4. Sổ đỏ và sổ hồng cái nào có giá trị hơn?
Giá trị của sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào? Loại sổ nào có giá trị hơn đã và đang là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Đến thời điểm hiện tại, người mua đất không cần phải lo lắng quá nhiều về việc phân loại 2 loại sổ này nữa. Bởi vì tất cả chúng đều được thống nhất với tên gọi cùng là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cụ thể, Chính phủ đã ban hành nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009. Bộ tài nguyên môi trường ban hành tại Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo đó, hai loại giấy chứng nhận nhà đất nói trên sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.Theo đó, hai loại giấy chứng nhận nhà đất nói trên sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Xem thêm: Vay thế chấp sổ hồng tại ngân hàng và những điều cần biết
Tân Đại Thành (Tổng hợp)
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Thị xã Phú Mỹ được công nhận là đô thị loại III
- Bản đồ quy hoạch huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
- Sân bay Long Thành bứt tốc thi công, hứa hẹn trở thành động lực phát triển kinh tế khu vực
- Đất nền Long Thành và những triển vọng cho nhà đầu tư