Thủ Tướng yêu cầu gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản
Thời gian vừa qua, thị trường bất động sản gặp không ít khi dòng vốn bị siết lại, cung dư thừa,… khiến cho việc giao dịch bất động sản giảm lại, nhiều dự án bị ngưng trệ.
Nhằm để gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản, tại phiên họp mới nhất của Chính phủ, Thủ tướng đã yêu cầu ngành ngân hàng giảm chi phí để ổn định lãi suất và hạ chi phí cho vay.
1. Ngân hàng Nhà nước cần gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản
Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ vào tháng 1, Thủ tướng đã yêu cầu ngành ngân hàng tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản, người mua và giảm chi phí để hạ lãi vay.
Ngoài tín dụng bất động sản, lãnh đạo chính phủ cũng lưu ý dòng vốn của các nhà băng phải “chảy” vào các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất, kinh doanh. Vì thế, các ngân hàng cũng nên giảm chi phí để ổn định lãi suất, giảm lãi suất cho vay.
Bất động sản là ngành đang đóng góp 11% GDP, có quan hệ mật thiết nhiều ngành nghề khác và tạo nên nhiều việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, thời gian quan, thị trường này gặp không ít khó khăn khi dòng vốn tín dụng bị siết lại, cung dư thừa so với nhu cầu và tình trạng thị trường thiếu minh bạch… Tất cả những yếu tố này khiến cho việc giao dịch bất động sản giảm, nhiều dự án ngừng trệ, không thể tiếp tục triển khai do thiếu vốn.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Xây dựng cho thấy, gần 40% các doanh nghiệp địa ốc phá sản trong năm ngoái vì khó khăn dòng tiền, giá nguyên vật liệu leo thang.
Cuối năm ngoái, Chính phủ đã thành lập Tổ công tác gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản với sự tham gia của các bộ, ngành.
Tại nghị quyết phiên họp lần này, Thủ tướng giao cho Bộ Xây dựng chủ trì rà soát và đề xuất các biện pháp và báo cáo Thủ tướng về hội nghị tháo gỡ khó khăn cho thị trường này trước ngày 15/2.
Xem thêm: Ngân hàng đã “bơm” 800.000 tỷ đồng vào bất động sản
2. Đề xuất nhiều giải pháp để “cứu” thị trường trái phiếu
Cùng với bất động sản, Thủ tướng cũng giao cho Bộ Tài chính rà soát, đánh giá kỹ lưỡng và cụ thể về khả năng thanh toán, chi trả của các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu đến hạn thanh toán trong năm nay.
“Biện pháp xử lý phù hợp trên tinh thần ‘lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’, bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư”, nghị quyết phiên họp Chính phủ nêu.
Dự thảo sửa đổi Nghị định số 65 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán ra quốc tế cần trình Chính phủ trước ngày 10/2.
Tại dự thảo sửa đổi, nhiều biện pháp để “cứu” thị trường trái phiếu đã được đưa ra. Với hàng loạt giải pháp này, giới chuyên gia kỳ vọng doanh nghiệp sẽ có thêm thời gian và nhiều lựa chọn hơn để có thể cân đối dòng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán cho trái chủ để tránh khả năng vỡ nợ.
Hàng loạt sai phạm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu bị cơ quan quản lý xử lý trong năm 2022 đã tác động không nhỏ tới tâm lý nhà đầu tư, thị trường.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến cuối tháng 11, lượng trái phiếu phát hành giảm hơn 32% so với cùng kỳ 2021, đạt 331.800 tỷ đồng. Lượng lớn trái phiếu cũng được doanh nghiệp mua lại trước hạn, tăng 14% so với năm ngoái.
Xem thêm: Tổng lực tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản của Chính phủ
3. Thủ tướng: Sớm sửa đổi Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu
Tại phiên họp mới nhất của Chính Phủ, Thủ tướng nhấn mạnh không được để thiếu hụt năng lượng, bảo đảm hệ thống phân phối, cung ứng xăng dầu và sớm sửa đổi Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu theo hướng giảm khâu trung gian.
Về giá điện, ông đề nghị Bộ Công Thương khẩn trương sửa đổi khung giá điện và điều chỉnh giá theo lộ trình phù hợp, không giật cục.
Năm nay, tổng vốn đầu tư công khoảng 700.000 tỷ đồng, Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý chặt chẽ, thúc đẩy tiến độ dự án lớn, quan trọng, có tính lan tỏa cao, nhất là công trình giao thông trọng điểm.
“Đẩy nhanh tiến độ giải ngân ngay từ đầu năm, làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, kiểm tra, rà soát từng dự án, bố trí kế hoạch vốn.
” Các bộ, ngành tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài và hoàn thiện phương án xử lý 4 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả còn lại để trình Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến.
Trước đó, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng đầu năm tăng 0,52% so với tháng 12/2022 và tăng 4,89% so với cùng kỳ năm trước. Đến ngày 17/1, tín dụng tăng 0,65% so với cuối năm trước.
Xuất siêu tháng 1 đạt 3,6 tỷ USD, thu ngân sách đạt hơn 11% dự toán; vốn FDI đăng ký mới 1,2 tỷ USD…. Tuy nhiên, Bộ này cũng nhìn nhận khó khăn, thách thức đang gia tăng từ bên ngoài lẫn bên trong nền kinh tế.
Sức ép điều hành tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và bảo đảm ổn định vĩ mô tăng cao.
Xem thêm: Ngân hàng Nhà nước bơm ròng hơn 117.000 tỷ đồng kéo lãi suất sụt giảm
Tiềm năng đất nền Phước Bình phía Nam sân bay Long Thành
Tân Đại Thành (Tổng hợp)