Sở hữu lợi thế về cảng biển, sân bay, đường sắt và cả đường bộ hoàn chỉnh mang đến cho thị trường bất động sản Long Thành nhiều cơ hội đầu tư. Bên cạnh đó, những động thái mới của chính quyền tỉnh Đồng Nai trong việc giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện khởi công Cảng hàng không Quốc tế Long Thành cũng khiến cho thị trường bất động sản Long Thành tăng nhiệt trở lại. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Lợi thế sẵn có của bất động sản Long Thành
Khách quan mà nói, không phải đợi đến khi dự án sân bay Quốc tế Long Thành được triển khai thì Long Thành mới lọt vào “tầm ngắm” của nhiều nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản. Với vị trí đắc địa nằm ở cửa ngõ phía Đông TP. Hồ Chí Minh, Long Thành vốn đã nắm giữ những ưu thế vượt trội về bất động sản.
Long Thành là cửa ngõ giao thương và cũng là điểm giao thoa của nhiều công trình giao thông trọng điểm, mở ra hướng kết nối liên vùng vô cùng thuận lợi như cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Quốc Lộ 51 mở rộng và một số dự án lớn sắp được triển khai như cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Long Thành – Vũng Tàu, Monorail Thủ Thiêm – Long Thành…. Dự đoán trong tương lai, khu vực này sẽ có thêm nhiều cây cầu được xây dựng nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh.
Căn cứ theo quy hoạch phát triển vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh thì Long Thành nằm ở trung tâm của tứ giác kinh tế trọng điểm là TP. Hồ Chí Minh – Bà Rịa Vũng Tàu – Đồng Nai và Bình Dương. Bao quanh là hàng loạt các khu công nghiệp – khu công nghệ cao, cảng biển quốc tế và các khu đô thị đang phát triển năng động. Bên cạnh đó Long Thành cũng là một huyện có kinh tế phát triển nhanh, tập trung nhiều khu công nghiệp. Hệ thống tiện ích nơi đây cũng phát triển tốt với đầy đủ giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại cho đến thể dục, thể thao và du lịch… Đó chính là những lợi thế hiện hữu và tiềm năng sẵn có của Long Thành.
Khi dự án sân bay Long Thành được xác lập, thì vị thế của thị trường bất động sản sân bay Long Thành càng được khẳng định vững vàng hơn. Có thể thấy rằng, sự hình thành của Cảng hàng không Quốc tế Long Thành sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi giúp Long Thành phát triển kinh tế, thu hút đầu tư để trở thành “thành phố sân bay”. Theo nhận định của giới chuyên môn, ngay khi sân bay Long Thành được khởi công, đồng thời cũng sẽ kích hoạt một làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực bất động sản, mà Long Thành sẽ trở thành tâm điểm.
Gần nhất, trong một buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai, Bộ Giao thông – Vận tải đã khẳng định rằng sẽ dồn toàn lực cho dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, trong đó việc phối hợp với Đồng Nai, triển khai công tác giải phóng mặt bằng, đồng thời hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sân bay với quyết tâm cao nhất.
Theo các chuyên gia, những động thái quyết liệt nêu trên của Chính phủ và tỉnh Đồng Nai, nhằm đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành sẽ tạo nên một cú huých mạnh mẽ đối với thị trường bất động sản Long Thành. Cùng với đó, thương hiệu “bất động sản sân bay” sẽ trở nên nóng sốt hơn bao giờ hết trong thời gian sắp tới…
Xem thêm: Tiềm năng phát triển đất sân bay Long Thành ở thời điểm hiện tại
Hưởng lợi từ hạ tầng dự án sân bay
Mới đây, ngày 6/2/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác chính phủ đã kiểm tra hiện dự án sân bay Quốc tế Long Thành và đôn đốc, động viên công nhân, các đơn vị thi công tại dự án và Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng đã chỉ đạo tỉnh Đồng Nai tập trung hoàn thành bàn giao toàn bộ 1.810ha và 722ha khu vực đổ đất dự trữ trong tháng 2/2022 như cam kết của địa phương. Đối với phần diện tích còn lại sẽ hoàn thành trước 30/6/2022. Phấn đấu hoàn thành toàn bộ dự án vào quý 1/2025.
Dự án sân bay Long Thành được xây dựng với tổng diện tích là 5.000 ha, là cảng hàng không đạt cấp 4F có công suất thiết kế lên đến 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm khi hoàn tất ba giai đoạn trong năm 2050.
Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 16 tỷ USD. Để xây dựng sân bay, tỉnh Đồng Nai phải thu hồi đất của 5.283 hộ dân và 26 cơ quan tổ chức thuộc 6 xã của huyện Long Thành bao gồm Bình Sơn, Suối Trầu, Cẩm Đường, Bàu Cạn, Long An, Long Phước.
Giai đoạn 1 của dự án có diện tích 1.800ha đã được khởi công từ tháng 1/2021 và phấn đấu sẽ hoàn thành trong năm 2025. Siêu dự án Cụm Cảng hàng không Quốc tế Long Thành được hứa hẹn sẽ trở thành một trong số những sân bay lớn nhất khu vực Đông Nam Á, trong thời gian sau Tết Nhâm Dần đến nay, các nhà đầu tư từ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu… liên tục đổ bộ tới Long Thành để đầu tư bất động sản.
Thị trường bất động sản sân bay Long Thành nóng trở lại
Có thể thấy rằng, thị trường bất động sản Long Thành đang là một trong những thị trường tiềm năng bậc nhất trong các khu vực vùng ven TP. Hồ Chí Minh nhờ vào hệ thống hạ tầng phát triển nhanh chóng, nhất là khi dự án sân bay Quốc tế Long Thành đã tiến hành thi công giai đoạn 1.
Đón đầu làn sóng bất động sản sân bay Long Thành, thời gian vừa qua, hàng loạt các nhà phát triển có tên tuổi đã đổ về Long Thành tích lũy quỹ đất. Dự báo vài năm tới sẽ có nhiều dự án lớn xuất hiện tại Long Thành phục vụ nhu cầu kinh doanh cũng như chỗ ở của các chuyên gia, lao động làm việc trong sân bay và các khu công nghiệp.
Thực tế, trong thời gian qua, dù không “sốt đùng đùng” như giai đoạn đầu khi dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành được khởi công, tuy nhiên thị trường bất động sản Long Thành vẫn giao dịch rất nhộn nhịp với nhiều dự án được giới đầu tư bất động sản đặc biệt quan tâm.
Trên đây là những thông tin tổng quan về thị trường bất động sản sân bay Long Thành cho đến thời điểm hiện tại. Hy vọng bài viết hôm nay sẽ hữu ích với bạn.
Xem thêm: Tổng hợp thông tin về dự án sân bay Quốc tế Long Thành
Tân Đại Thành (Tổng hợp)