Bản đồ quy hoạch thành phố Hạ Long bao gồm các thông tin về vị trí tiếp giáp, quy hoạch cũng như địa hình thuộc khu vực này. Tân Đại Thành đã tổng hợp thông tin quy hoạch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 một cách chi tiết.
1. Đôi nét về tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn là trung tâm kinh tế trọng điểm, đầu tàu kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ninh:
- Phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc
- Phía Đông và phía Nam tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ
- Phía Tây Nam tiếp giáp với tỉnh Hải Dương
- Phía Tây Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang
Tỉnh Quảng Ninh hiện có 13 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm 4 thành phố là TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả, TP. Uông Bí, TP. Móng Cái, 2 thị xã là thị xã Đông Triều và thị xã Quảng Yên và 7 huyện: Ba Chế, Bình Liêu, Cô Tô, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên, Vân Đồn.
2. Phạm vi thành phố Hạ Long
Thành phố Hạ Long nằm tại trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, đây cũng là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long được lấy theo tên của Vịnh Hạ Long, một vịnh biển nằm ở phía Nam thành phố và cũng là một trong những di sản thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam.
Theo bản đồ quy hoạch thành phố Hạ Long, phạm vi thành phố Hạ Long bao gồm:
- Phía Đông giáp với TP. Cẩm Phả và huyện Vân Đồn
- Phía Tây giáp với TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên
- Phía Nam giáp với TP. Hải Phòng và vịnh Bắc Bộ
- Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Giang
Thành phố Hạ Long có 33 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 21 phường: Yết Kiêu, Bạch Đằng, Bãi Cháy, Cao Thắng, Cao Xanh, Đại Yên, Giếng Đáy, Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Phong, Hùng Thắng, Hà Trung, Hà Tu, Hoành Bồ, Hồng Gai, Hà Khẩu, Hồng Hà, Hồng Hải, Trần Hưng Đạo, Tuần Châu, Việt Hưng và 12 xã: Bằng Cả, Dân Chủ, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Vũ Oai, Hòa Bình, Kỳ Thượng, Tân Dân, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Thống Nhất.
3. Bản đồ quy hoạch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030
3.1 Thông tin quy hoạch chung thành phố Hạ Long
Ngày 07/06/2019, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định số 702/QĐ-TTg về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, phạm vi lập quy hoạch bao gồm ranh giới hành chính thành phố Hạ Long, có tổng diện tích khoảng 27.735,9 ha. Phạm vi nghiên cứu gián tiếp, thể hiện trên bản đồ quy hoạch thành phố Hạ Long gồm các khu vực lân cận thành phố Hạ Long như huyện Hoành Bồ, thị xã Quảng Yên, TP. Cẩm Phả.
Mục tiêu:
- Nâng cao vai trò và vị trí của TP. Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói cung trong khu vực và cả quốc tế. Định hướng xây dựng TP. Hạ Long theo hướng phát triển bền vững, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng và phát triển TP. Hạ Long trở thành thành phố du lịch biển văn minh, thân thiện và là trung tâm dịch vụ – du lịch đẳng cấp quốc tế với hệ thống hạ tầng kinh tế hiện đại và đồng bộ.
- Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị hiện đại, đồng bộ, để phát huy vai trò là hạt nhân, đầu mối giao thông quan trọng cả nước của TP. Hạ Long
3.2 Thông tin quy hoạch giao thông thành phố Hạ Long
Về quy hoạch giao thông, ngày 26/02/2021, UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Quyết định số 626/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Hiện tại, mạng lưới giao thông trên địa bàn thành phố Hạ Long về đối ngoại và đối nội bao gồm các loại hình: giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt, đường sông và đường hàng không. Trong đó, hệ thống đường sắt và đường thủy trên cơ bản vẫn đáp ứng đủ nhu cầu vận tải.
Giao thông đường bộ: Hiện nay, tuyến đường để di chuyển đến thành phố Hạ Long chủ yếu gồm 3 tuyến đường đó là Quốc lộ 18, Quốc lộ 279 và đường tỉnh 337 với tổng chiều dài khoảng 50km. Ngoài ra còn có các hệ thống giao thông nội thị trên địa bàn TP. Hạ Long với tổng chiều dài khoảng 380km bao gồm các trục đường chính, phố chính và các đường cửa ngõ.
Do vị trí nằm chính giữa Quốc Lộ 18 nối từ sân bay Nội Bài đến cửa khẩu Móng Cái nên các tuyến đường tại thành phố Hạ Long đã và đang liên tục được nâng cấp, mở rộng do nhu cầu đi lại tăng rất nhanh. Bên cạnh đó, TP. Hạ Long cũng hoàn thành xây dựng các tuyến đường cao tốc như cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, Hạ Long – Vân Đồn, Hạ Long – Nội Bài. Chính quyền thành phố Hạ Long cũng tiến hành nâng cấp, đầu tư xây mới cầu nối khu Hà Khánh với tỉnh lộ 328 nhằm đảm bảo an toàn giao thông trong khu vực và tránh ùn tắc giao thông.
Giao thông đường thủy: Thành phố Hạ Long có rất nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển giao thông đường thủy khi vị trí tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ và sở hữu Cảng Cái Lân có khả năng tiếp nhận 1 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Bên cạnh đó, việc phát triển giao thông đường thủy ở thành phố Hạ Long cũng giúp giảm tải áp lực đối với giao thông đường bộ, chính vì thế mà chính quyền thành phố đang nghiên cứu đầu tư xây dựng một số bến cảng, bến du lịch.
TẢI BẢN ĐỒ QUY HOẠCH THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2030 TẠI ĐÂY
Xem thêm bản đồ quy hoạch khác:
- Bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Nai năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030