Đăng vào ngày: 27/11/2023
5/5 - (6 bình chọn)

Nội dung chính

Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương là một trong những dự án có ý nghĩa quan trọng khi vừa giảm bớt áp lực cho Quốc lộ 20, vừa tạo liên kết giữa vùng Đông Nam Bộ với vùng Tây Nguyên và vùng Nam Trung Bộ. Đồng thời, dự án cũng tạo nên làn sóng mạnh mẽ làm “nóng” lại thị trường bất động sản tại tỉnh Lâm Đồng.

Dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương
Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

1. Tổng quan dự án

Tên dự án: Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

Hành chính: Đi qua 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng

Tổng chiều dài: 200,3km

Tổng vốn đầu tư: 65.000 tỷ đồng

Hình thức đầu tư: BOT và nguồn vốn từ cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản

Quy mô: 4 làn xe

Quy mô kỹ thuật: Tiêu chuẩn cao tốc loại A

Vận tốc cho phép: 80 120km/h

Tiến độ thi công: Chia làm 3 giai đoạn

  • Giai đoạn 1: Từ Dầu Giây (Thống Nhất, Đồng Nai) – Tân Phú (Đồng Nai)
  • Giai đoạn 2: Từ Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng)
  • Giai đoạn 3: Từ Bảo Lộc (Lâm Đồng) – Liên Khương (Đức Trọng, Lâm Đồng)

Xem thêm: Hơn 11.500 tỉ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Tổng quan dự án
Tổng quan dự án

2. Vị trí dự án

Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương với tổng chiều dài gần 200,3km có điểm đầu từ nút giao với đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai và điểm kết thúc tại nút giao đoạn Liên Khương, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Khi dự án này được đưa vào khai thác, việc di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam đến TP. Đà Lạt sẽ không mất quá nhiều thời gian. Đồng thời, cũng giúp hạn chế những nguy hiểm và tình trạng kẹt xe diễn ra thường xuyên khi lưu thông trên tuyến đèo Bảo Lộc dài đến 10km với những đoạn cua tiềm ẩn rủi ro.

Xem thêm: Tiến độ thực hiện tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Vị trí dự án
Vị trí dự án

3. Thông tin quy hoạch chi tiết cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

Với tổng chiều dài là 200,3km và được quy hoạch xây dựng theo tiêu chuẩn cao tốc loại A với 4 làn xe. Tổng thể dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được chia làm 3 giai đoạn phát triển như sau:

  • Giai đoạn 1: Dầu Giây – Tân Phú

Giai đoạn 1 của dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được xây dựng với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 9.433 tỷ đồng cho hơn 60km đường cao tốc đi qua 4 huyện của tỉnh Đồng Nai là huyện Thống Nhất, huyện Xuân Lộc, huyện Định Quán và huyện Tân Phú. Theo thiết kế, giai đoạn 1 có điểm bắt đầu giao nhau với Quốc lộ 1 đoạn Km1829+500 (Điểm cuối cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây) sau đó giao cắt với Quốc lộ 20 (xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) tạo thành điểm cuối.

Giai đoạn 1 được đầu tư theo hình thức đối tác công tư đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Văn bản số 3637/VPCP-CN ngày 10/6/2022 của Văn phòng Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án thành phần này.

  • Giai đoạn 2: Tân Phú – Bảo Lộc

Giai đoạn 2 có tổng chiều dài khoảng 67km, quy mô 4 làn xe đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Tổng mức đầu tư dự kiến cho giai đoạn này khoảng 18.200 tỷ đồng, trong đó vốn do nhà đầu tư thu xếp khoảng 9.700 tỷ đồng, vốn do ngân sách nhà nước tham gia khoảng 9.700 tỷ đồng. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm khẩn trương tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư trong thời gian sớm nhất.

  • Giai đoạn 3: Bảo Lộc – Liên Khương

Giai đoạn 3 với chiều dài khoảng 73,5km nằm hoàn toàn trên địa phận tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là phân đoạn cuối cùng trong dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 14.383 tỷ đồng. Ở giai đoạn này, tuyến đường cao tốc sẽ được đầu tư quy mô 4 làn xe, bề rộng đường 17m, không có làn dừng khẩn cấp và vận tốc thiết kế là 80km/h.

Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 1554/TTg-CN ngày 10/11/2021 về việc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú – Bảo LộcDự án Xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương. Theo đó, Chính phủ đồng ý về chủ trương giao UBND tỉnh Lâm Đồng là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư.

Xem thêm: Tổng hợp thông tin quy hoạch tuyến đường vành đai 4 TP.HCM

Thông tin quy hoạch chi tiết cao tốc Dầu Giây - Liên Khương
Thông tin quy hoạch chi tiết cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

4. Tiến độ thực hiện dự án

Theo kế hoạch ban đầu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dự kiến sẽ được khởi công vào Quý IV/2022 và sẽ hoàn thành vào Quý I/2025.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chỉ có giai đoạn 1 dự án, đoạn từ Dầu Giây – Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai được Bộ Giao thông Vận tải gửi đề xuất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư với tổng số vốn dự kiến khoảng 9.433 tỷ đồng. Theo đó, quá trình triển khai sẽ do UBND tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai phối hợp thực hiện, sớm đi vào khởi công dự kiến vào Quý IV/2022.

Riêng đoạn Tân Phú – Bảo Lộc do UBND tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm triển khai hoàn toàn hiện nay vẫn còn đang thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết. Được biết, tỉnh sẽ phấn đấu để dự án có thể khởi công trong tháng 10/2022 sắp tới.

Xem thêm: Tổng hợp thông tin về dự án sân bay Quốc tế Long Thành

Tiến độ thực hiện dự án
Tiến độ thực hiện dự án

5. Ý nghĩa của việc xây dựng cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

5.1 Rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương là một tuyến cao tốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuyến cao tốc này vừa giảm tải cho Quốc lộ 20, đồng thời còn tạo liên kết hoàn chỉnh, đồng bộ với hệ thống mạng lưới đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Dự kiến sau khi dự án được đưa vào khai thác, thời gian di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh lên Bảo Lộc sẽ được rút ngắn chỉ còn khoảng 2 giờ và từ Đà Lạt xuống Bảo Lộc chỉ còn 1 giờ, giảm hơn một nửa thời gian so với di chuyển từ Quốc lộ 20 như hiện tại.

5.2 Tạo liên kết vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được xây dựng liên kết với đường Trường Sơn Đông. Đường Trường Sơn Đông là trục giao thông xuyên suốt của 7 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, bắt đầu từ tỉnh Quảng Nam đi qua Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk và Lâm Đồng kết thúc tại Đà Lạt với chiều dài khoảng 700km, nằm song với đường Trường Sơn Tây và Quốc lộ 1A.

Đường Trường Sơn Đông sẽ là trục giao thông liên kết vùng rất quan trọng, sẽ rút ngắn thời gian đi từ Đà Lạt với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, dự kiến sẽ hoàn thành trước năm 2023; đồng thời nâng cấp tuyến đường tỉnh ĐT725 đã được đầu tư kết hợp mở mới một số đoạn (khoảng 6km) có tổng chiều dài 140 km từ TP Đà Lạt đến huyện Đạ Tẻh thành tuyến quốc lộ Trường Sơn Đông theo định hướng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 27/12/2018.

Với tầm nhìn dài hạn, dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương tạo nên một động lực liên kết vùng chặt chẽ góp phần phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng, an ninh tầm cao mới.

5.3 Tạo dòng chảy vốn đầu tư vào Lâm Đồng

Theo một số dự đoán từ chuyên gia, dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sẽ tạo nên một làn sóng mới thu hút đầu tư trong và ngoài nước đến với Lâm Đồng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực du lịch và phát triển đô thị. Thu hút một lượng du khách trong và ngoài nước, đặc biệt du khách quốc tế đến các địa phương có thế mạnh du lịch ở Lâm Đồng; là cơ hội cho họ vừa nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh vừa nghiên cứu thực tế, hình thành ý tưởng sáng tạo đầu tư nhiều lĩnh vực khác vào Lâm Đồng.

Qua đó, sẽ rút ngắn thời gian đường bộ đi từ TP. Đà Lạt đến TP. Hồ Chí Minh, thay vì 6 giờ hiện nay chỉ còn 3 giờ; Bảo Lộc – TP Hồ Chí Minh thay vì 4 giờ chỉ còn 2 giờ.

Dự án là môi trường tốt thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến tỉnh Lâm Đồng.

Đồng thời, góp phần vận chuyển nông sản Lâm Đồng tiêu thụ nhanh, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, giảm chi phí logistics; tác động thay đổi cơ cấu kinh tế.

Ngành Du lịch, Dịch vụ sẽ tăng đột biến trong tương lai, đặc biệt các loại hình dịch vụ cao cấp có xu hướng phát triển mà trước đây chưa khai thác như: công nghiệp văn hóa, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp âm nhạc, công nghiệp thời trang và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao cấp…

 

Trên đây là tất cả những thông tin cập nhật quy hoạch mới nhất về tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050. Hy vọng bài viết này sẽ thật hữu ích với bạn.

Xem thêm: Cập nhật thông tin dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành mới nhất

Tin mới nhất về cao tốc bảo lộc – liên khương – Cập nhật tháng 11/2023

cao tốc bảo lộc – liên khương

Tính đến tháng 11/2023, dự án đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, đạt 99,9%.

Các gói thầu thi công xây dựng đã khởi công và đang triển khai theo kế hoạch.

Dự kiến, dự án sẽ khởi công vào ngày 20/12/2023 và hoàn thành trong năm 2026.

Cao tốc bảo lộc – liên khương khi nào khởi công

Như đã thông tin ở trên, dự án đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương dự kiến sẽ khởi công vào ngày 20/12/2023.

Đây là một tin vui cho người dân Lâm Đồng và các tỉnh lân cận, bởi khi dự án hoàn thành sẽ góp phần giảm tải cho các tuyến đường quốc lộ hiện nay, kết nối các tỉnh, thành phố trong vùng Tây Nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

Hướng tuyến cao tốc bảo lộc – liên khương

Dự án đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương có tổng chiều dài khoảng 75,1 km, đi qua địa phận 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận.

Tuyến đường có điểm đầu tại Km0+000 thuộc xã Đại Lào, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Điểm cuối tại Km75+100 thuộc xã Đạ K’Long, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.

Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc, quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 25 m. Tốc độ thiết kế 100 km/h.

Giá đền bù cao tốc tân phú – bảo lộc

Giá đền bù đất đai cho dự án đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương được xác định theo khung giá đất của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Cụ thể, giá đất nông nghiệp được tính theo giá đất nông nghiệp khu vực nông thôn, giá đất phi nông nghiệp được tính theo giá đất phi nông nghiệp khu vực đô thị.

Tùy theo vị trí, loại đất, diện tích đất và thời hạn sử dụng đất mà giá đền bù sẽ có sự khác nhau.

Khởi công cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương

Lễ khởi công dự án đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương sẽ được tổ chức vào ngày 20/12/2023 tại xã Đại Lào, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Dự lễ khởi công có sự tham dự của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và các nhà đầu tư.

Bản đồ đường cao tốc Bảo Lộc — Liên Khương

Bạn có thể tham khảo bản đồ đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương tại website của UBND tỉnh Lâm Đồng.

quy hoạch cao tốc bảo lộc – liên khương

Dự án đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương được quy hoạch từ năm 2013. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, dự án mới được triển khai trong năm 2023.

cắm mốc cao tốc tân phú- bảo lộc

Công tác cắm mốc giải phóng mặt bằng cho dự án đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương đã được hoàn thành.

Tính đến tháng 11/2023, đã có hơn 7.000 hộ dân thuộc 10 xã, phường của thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm được bàn giao mặt bằng cho dự án.

Kết luận

Dự án đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương là một dự án quan trọng, mang tính chiến lược của vùng Tây Nguyên. Khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của khu vực, tạo động lực thu hút đầu tư, nâng cao đời sống của người dân – Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương làm “nóng” cho thị trường bất động sản

Tân Đại Thành (Tổng hợp)

5/5 - (6 bình chọn)
058.34.88888
Đăng ký tư vấn