Đăng vào ngày: 13/06/2022
5/5 - (1 bình chọn)

Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ chuẩn bị hoàn thành và đưa vào khai thác. Điều này giúp tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo ra một “bức tranh mới” đối với mạng lưới giao thông kết nối vùng, từ đó tạo động lực cho các địa phương bứt phá phát triển.

Sự phát triển đột phá hạ tầng giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ giao nhiệm vụ năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: “Các bộ, ngành, địa phương phải kịp thời đưa các giải pháp tháo gỡ khó khăn, các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó, ưu tiên bố trí nguồn vốn cho các công trình hạ tầng giao thông kết nối vùng như: đường cao tốc Bắc – Nam, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, cao tốc Bến Lức – Long Thành và các tuyến đường vành đai nhằm tạo động lực phát triển kinh tế của địa phương”.

Xem thêm: Đề xuất khởi công đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu vào năm 2023

Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là tuyến cao tốc quan trọng, có hạ tầng giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ
Đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây là tuyến cao tốc quan trọng, có hạ tầng giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ

Theo kế hoạch, đến cuối năm 2022, đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có chiều dài gần 100km sẽ hoàn thành xây dựng. Tuyến đường này khi đưa vào khai thác sẽ giúp giảm tải áp lực cho QL1; đồng thời, tạo ra trục giao thông liền mạch từ TP.HCM đến tỉnh Bình Thuận, lưu thông hàng hóa giữa các KCN, KCX, CCN trong vùng Đông Nam bộ với khu vực Nam Trung bộ thuận lợi hơn.

Xem thêm: Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết dần “về đích”

Bên cạnh đó, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành khi hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2024 cũng sẽ tạo động lực thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế – xã hội của cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung, vùng Đông Nam bộ nói riêng. Dự án có thế mạnh trên các lĩnh vực kinh tế: CN, du lịch, KĐT của các tỉnh, thành nơi dự án đi qua. Bên cạnh đó, dự án đóng vai trò kết nối liên vùng Đông và Tây Nam bộ, rút ngắn đoạn đường, thời gian lưu thông, vận chuyển hàng hóa từ Long An đến TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và ngược lại.

Xem thêm: Đồng Nai gấp rút thi công cao tốc Bến Lức – Long Thành

Ngoài ra, 2 tuyến Vành đai 3, 4 TP.HCM cũng được xác định là trục giao thông kết nối quan trọng cho cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nếu vành đai 3 – TP.HCM đóng vai trò giảm tải áp lực giao thông cho kv nội đô TP.HCM, kết nối liên vùng Đông và Tây Nam bộ thì cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là dự án được kỳ vọng phá thế độc đạo của Quốc lộ 51 và “giải phóng” cho cụm cảng Cái Mép – Thị Vải.

Xem thêm: Quốc Lộ 51: Kết nối TP HCM – Biên Hòa – Long Thành – Bà Rịa – Vũng Tàu

Ông Kang Myongil, Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP.HCM, cho biết: “Nếu các tuyến đường cao tốc, vành đai 3, 4 – TP.HCM được XD trong giai đoạn 2022-2025, GRDP của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ tăng trưởng cao do sự gia tăng đầu tư vào nhiều lĩnh vực, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển mạnh từ các công ty Hàn Quốc”.

Xem thêm: Vành đai 3 TP.HCM tạo cơ hội phát triển kinh tế liên vùng

Đồng bộ hạ tầng giao thông cho “siêu” sân bay, “siêu” cảng biển

Được khởi công xây dựng vào đầu năm 2021, dự kiến Sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác trong tháng 9/2025. Vốn đã sở hữu “siêu” cảng biển Cái Mép – Thị Vải, khi sân bay Long Thành GĐ1 hoàn thành xây dựng, vùng Đông Nam bộ sẽ chính thức có thêm một “siêu” sân bay.

Xem thêm:Tăng kết nối giao thông cho sân bay Long Thành

Sân bay Long Thành giai đoạn 1 hoàn thành xây dựng, vùng Đông Nam bộ sẽ chính thức có thêm một “siêu” sân bay.
Sân bay Long Thành giai đoạn 1 hoàn thành xây dựng, vùng Đông Nam bộ sẽ chính thức có thêm một “siêu” sân bay.

Bên cạnh đó, theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại IA), đảm nhận vai trò là cảng trung chuyển quốc tế. Cùng với cảng biển Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu tạo thành hai cực quan trọng về phát triển cảng biển của Việt Nam với những lợi thế rất lớn như vừa có điều kiện tự nhiên phát triển cảng, vừa có hậu phương cảng lớn.

Chính vì vậy, đối với lĩnh vực cảng biển, hệ thống cảng biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đặc biệt là cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải được đánh giá sẽ trở thành trung tâm cảng biển của vùng Đông Nam bộ trong tương lai.

Theo bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, cụm cảng biển Cái Mép – Thị Vải và sân bay Long Thành là 2 công trình quan trọng nhất của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là những dự án sẽ tạo ra sự đột phá phát triển về kinh tế – xã hội, cực tăng trưởng cho nền kinh tế.

Xem thêm: Thông tin cụm cảng sâu Thị Vải – Cái Mép, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Để hiện thực hóa mục tiêu đưa sân bay Long Thành và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải trở thành động lực phát triển của cả vùng Đông Nam bộ nói riêng, cả nước nói chung, việc đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối vùng giữa “siêu” sân bay và “siêu” cảng biển là yếu tố then chốt.

Trong bối cảnh đó, các dự án hạ tầng giao thông quan trọng như: đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường vành đai 3 – TP.HCM cũng như 2 dự án đường sắt Thủ Thiêm – sân bay Long Thành và Biên Hòa – Vũng Tàu cũng được kỳ vọng hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác trong năm 2025 tạo sự kết nối để thông đường cho sân bay Long Thành và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải.

Xem thêm: Đề xuất đầu tư đường sắt nhẹ Thủ Thiêm kết nối sân bay Long Thành

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho rằng, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là dự án quan trọng tạo sự thông thoáng trong kết nối giữa 2 địa phương Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng thời, hiệu quả của sân bay và cảng biển mới được phát huy và chắc chắn sẽ tạo ra động lực để cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển.

Tương tự, tuyến vành đai 4 – TP.HCM cũng là tuyến đường mà cả 3 địa phương Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương rất “khao khát”. Bởi đây sẽ là tuyến đường phục vụ cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa từ Bình Phước, Bình Dương về sân bay Long Thành và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải.

Xem thêm: Dự kiến khởi công vành đai 4 TP. HCM vào năm 2024

5/5 - (1 bình chọn)
058.34.88888
Đăng ký tư vấn