Gói thầu J1 thi công cầu Bình Khánh thuộc dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành vừa được thi công trở lại sau nhiều năm “đứng hình”. Cùng với cầu Phước Khánh, đây là những hạng mục quan trọng, phức tạp nhất của dự án này – Thi công trở lại cầu Bình Khánh tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành
Việc thi công được giám sát kỹ bởi các kỹ sư Việt Nam và Nhật Bản của liên danh nhà thầu.
Sau 5 năm “đứng hình”, những khối bê tông đã được đổ trở lại.
Đây là dấu mốc mới của dự án này khi các vướng mắc đã dần được tháo gỡ.
Nếu tiến độ suôn sẻ, đến năm 2025 toàn tuyến cao tốc sẽ được thông xe.
Liên danh nhà thầu tại gói J1 cao tốc Bến Lức – Long Thành đã bắt đầu đổ bê tông thi công trở lại cầu Bình Khánh sau 5 năm tạm dừng.
Cùng với gói thầu J3 (cầu Phước Khánh), đây là hạng mục phức tạp nhất của tuyến cao tốc này.
Ngoài gói J3, đoạn giữa của tuyến cao tốc này còn gói J2 (qua huyện Cần Giờ) hiện đã làm xong và đợi kết nối.
Gói J3, cơ quan chức năng đang làm việc với JICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản – đơn vị hỗ trợ vốn vay) để tổ chức đấu thầu lại.
Chủ đầu tư đang cố gắng năm nay hoặc đầu năm sau sẽ khởi động lại.
Trước đó vào tháng 3, đã có loạt bài về tuyến cao tốc này bị “đứng hình”, hoang hóa nhiều năm.
Sau đó Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã cùng các bộ ngành thị sát, gỡ vướng.
Đến nay các vướng mắc đã dần được tháo gỡ, dự án hứa hẹn sẽ thông xe toàn tuyến vào năm 2025.
Hình ảnh hối hả trên công trường gói J1 cao tốc Bến Lức – Long Thành:
Một công nhân làm phẳng bê tông trong hộc đúc.
Sau khi tái khởi động, việc thi công diễn ra hối hả để tiến độ dự án được đáp ứng.
Nhiều năm vắng bóng công nhân, nay công trường đã hồi sinh trở lại.
Tiếng máy móc, phân công công việc rôm rả một góc sông Soài Rạp
Các công nhân này đang dùng búa gõ bên ngoài hộc đúc để bê tông xuống đều hơn.
Gói thầu J1 thi công cầu Bình Khánh được nhận định là hạng mục phức tạp về kỹ thuật.
Việc thi công hai trụ cầu chính, có thời điểm công nhân phải làm việc ở độ cao hơn 130m so với mặt nước.
Hiện nay mỗi ngày đều có hàng chục công nhân, kỹ sư tại công trường này. Thời tiết tại TP.HCM hiện tại vào các buổi sáng khá thuận lợi cho khâu đổ bê tông
Điểm thi công cao nhất của trụ cầu lên tới 130m
Xe lấy bê tông từ trạm trộn gần đó và được sà lan chở ra vị trí thi công. Việc thi công trên sông còn phụ thuộc vào điều kiện thủy triều lên xuống.
Bê tông được xe bơm từ dưới lên độ cao 60m.
Xe bơm được đặt trên sà lan và việc liên lạc diễn ra bằng bộ đàm.
Dự kiến khoảng 11 tháng sau khi tái khởi động, hạng mục cầu Bình Khánh sẽ hoàn thiện cơ bản.
Lúc này tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ được thông suốt từ cao tốc TP.HCM – Trung Lương đến hết địa bàn TP.HCM
Điểm đặc biệt của gói thầu J1 là dù dừng 5 năm, liên danh nhà thầu không bỏ dự án.
Trang thiết bị máy móc vẫn được giữ lại ở công trường.
Đội ngũ kỹ sư gắn với dự án những ngày đầu khi dự án khởi động lại đã bắt tay vào làm ngay.
Vì gắn bó nên họ hiểu công trình và công việc được tiếp tục thuận lợi, suôn sẻ.
Trao đổi tại công trường, ông Takemura – giám đốc liên danh nhà thầu gói J1 – chia sẻ rất vui mừng khi các khối bê tông được đổ lại trên công trình cầu Bình Khánh.
Ông cam kết liên danh nhà thầu sẽ nỗ lực hết sức để hoàn thiện dự án đúng tiến độ và đảm bảo thi công an toàn, không để xảy ra sự cố.
Ông cũng cảm ơn Chính phủ Việt Nam, các bộ ngành đã nỗ lực gỡ vướng cho dự án này
Nguồn: https://tuoitre.vn/thi-cong-tro-lai-cau-binh-khanh-tuyen-cao-toc-ben-luc-long-thanh-20231027223655432.htm – Thi công trở lại cầu Bình Khánh tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành
Xem thêm: Tiềm năng đất nền Phước Bình phía Nam sân bay Long Thành
- Tiềm năng mua bán đất tái định cư Lộc An – Bình Sơn
- Nhà đầu tư nước ngoài rục rịch “chốt deal”, dòng vốn “khủng” sắp đổ vào thị trường bất động sản 729 triệu USD
- Dự án DIC Wisteria City
- Bản đồ quy hoạch huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đến năm 2030