Đăng vào ngày: 27/11/2023
5/5 - (7 bình chọn)

Dự án sân bay Quốc tế Long thành được khởi công được xem như một “kích nổ” cho thị trường bất động sản tại Đồng Nai cũng như các khu vực lân cận. Vậy vị trí sân bay Long Thành ở đâu? Dự án này hiện nay như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.

 Tổng hợp thông tin về dự án sân bay Quốc tế Long Thành
Tổng hợp thông tin về dự án sân bay Quốc tế Long Thành

1. Vị trí sân bay Quốc tế Long Thành

Sân bay Quốc tế Long Thành là dự án sân bay tọa lạc tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Từ dự án, chúng ta có thể dễ dàng di chuyển đến các khu vực lân cận khác một cách thuận lợi và dễ dàng nhờ vị trí tiếp nối với cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây.

  • Cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 40km về hướng Đông
  • Cách Sân bay Tân Sơn Nhất 43km
  • Cách TP. Biên Hòa 30km về hướng Đông Nam
  • Cách TP. Vũng Tàu 70km về hướng Bắc

Sân bay được xây dựng theo tiêu chuẩn 4F với diện tích xây dựng sân bay là 5.000m2, quanh sân bay là 25.000m2 bao gồm 4 nhà ga, 4 đường băng có thể đáp ứng 100 triệu lượt hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Đây cũng là một trong những dự án nhằm giảm tải ùn tắc giao thông vô cùng quan trọng cho khu vực phía Nam, bởi vì tất cả các tỉnh tại miền Nam, miền Tây nếu muốn di chuyển ra miền Trung, miền Bắc đều phải di chuyển qua Đồng Nai.

Xem thêm: Tiềm năng phát triển đất sân bay Long Thành ở thời điểm hiện tại

Vị trí dự án
Vị trí dự án

2. Các tuyến đường kết nối chính vào sân bay Long Thành

Sân bay Quốc tế Long Thành có chiều dài 10km, chiều ngang 5km và diện tích là 5.000m2, nằm cặp song song với cao tốc Long Thành – Dầu Giây. Đường quy hoạch vào sân bay có 3 tuyến chính bao gồm:

  • Tuyến số 1: Kết nối từ Quốc lộ 51 với chiều dài 3,8km có 10 làn chính và 6 làn đô thị.
  • Tuyến số 2: Kết nối từ cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây với chiều dài 3,5km có 4 làn đường.
  • Tuyến số 3: Kết nối từ cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết với chiều dài 8,5km với 8 làn chính và 6 làn đô thị.

Nhờ có lợi thế di chuyển là sân bay Long Thành sẽ giảm tải được ùn tắc rất nhiều cho các tỉnh thành phía Nam. Từ Phan Thiết, Đà Lạt, Long Khánh, Vũng Tàu… có thể đi cao tốc vào sân bay mà không phải qua các tuyến Quốc Lộ, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người dân rất nhiều.

Xem thêm: Tổng quan về các dự án tại khu tái định cư Long Thành

Các tuyến đường kết nối chính vào sân bay Long Thành
Các tuyến đường kết nối chính vào sân bay Long Thành

3. Các giai đoạn xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành

Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành được chia làm 3 giai đoạn xây dựng:

  • Giai đoạn 1 (2021 -2025): Xây dựng 1 đường băng 75x4000m, 1 nhà ga, đài kiểm soát không lưu có thể đáp ứng 25 triệu khách và 1,2 triệu tấn hành khách mỗi năm. Tổng kinh phí cho giai đoạn 1 là 109,111 tỷ đồng.
  • Giai đoạn 2: Xây dựng thêm 1 đường băng, 1 nhà ga có thể đáp ứng 50 triệu lượt hành khách và 1,5 tấn hàng hóa mỗi năm.
  • Giai đoạn 3: Xây dựng 2 đường băng, 2 nhà ga và hoàn thiện các hạng mục phụ trợ, đạt công suất 100 triệu lượt hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Ngày 5/1/2021, Thủ tướng phát lệnh khởi công giai đoạn 1 sân bay Quốc tế Long Thành và yêu cầu chậm nhất đến năm 2025 phải đưa vào khai thác. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – đơn vị chủ đầu tư cam kết đến tháng 12/2025 sẽ hoàn thành các hạng mục công trình giai đoạn 1 và đưa sân bay vào khai thác.

Giai đoạn 1 của dự án sân bay được phân chia thành 4 dự án thành phần với các chủ đầu tư khác nhau, cụ thể như sau:

  • Dự án thành phần 1: Các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước: giao các cơ quan quản lý nhà nước liên quan như Hải quan, Công an, Cảng vụ, Kiểm dịch y tế,… bố trí nguồn vốn thực hiện đầu tư các công trình. Trường hợp các cơ quan không có khả năng bố trí vốn, các cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
  • Dự án thành phần 2: Các công trình phục vụ quản lý bay: Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam làm chủ đầu tư.
  • Dự án thành phần 3: Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không do nhà đầu tư khai thác sân bay thực hiện: Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư.
  • Dự án thành phần 4: Các công trình khác: nhà đầu tư do Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức lựa chọn.

Theo Quyết định thì các dự án thành phần 2, 3, 4 sẽ chỉ được sử dụng vốn từ chủ đầu tư và không sử dụng bảo lãnh Chính Phủ.

Xem thêm: Đất nền Long Thành và những triển vọng cho nhà đầu tư

Các giai đoạn xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành
Các giai đoạn xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành

4. Dự án Sân bay Long Thành hiện nay như thế nào?

Giai đoạn 1 được khởi công đầu năm 2021, đến nay cũng đã được 2 năm, có 2 gói thầu chính đã được triển khai thi công gồm gói thầu san nền thoát nước và gói thầu cọc móng nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Trong đó, gói thầu san nền thoát nước có vai trò hết sức quan trọng bởi đây là gói thầu có ý nghĩa quyết định trong việc phục vụ triển khai các hạng mục tiếp theo của dự án.

Theo báo cáo mới nhất từ đại diện ACV cho biết, đến nay dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 (dự án thành phần 3) đã đào đắp san nền hơn 14 triệu m3 đất.

Trong khi đó, gói thầu thứ 2 đang được triển khai thi công là gói thầu cọc móng nhà ga hành khách hiện đã vượt tiến độ.

Cụ thể, đến giữa tháng 8, các nhà thầu đã hoàn thành đóng được gần 1,5 ngàn cọc trên tổng số 1.545 cọc đại trà của gói thầu.

Dự kiến, gói thầu này sẽ hoàn thành trong tháng 8/2022, vượt tiến độ khoảng 1 tháng so với kế hoạch.

Theo ACV, trong thời gian qua, đơn vị đã tập trung cho công tác thẩm định hồ sơ kỹ thuật của hạng mục này.

Đến nay, đã cơ bản hoàn thành toàn bộ công tác thẩm tra cũng như dự toán.

Đến giữa tháng 8, công tác thẩm định hồ sơ chỉ còn 1 nội dung cần tiếp tục hoàn thiện là phê duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy.

 

Với tiến độ như trên, ACV cho biết, trong tháng 8, đơn vị cũng sẽ thực hiện phát hành hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp phần thân nhà ga hành khách.

Đến cuối tháng 10-2022 sẽ thực hiện ký kết hợp đồng gói thầu xây lắp đồng thời vào cuối tháng 10, đầu tháng 11-2022, sẽ triển khai thi công xây dựng phần thân nhà ga hành khách phù hợp với phần móng cọc đã triển khai thực hiện.

Trên đây là tổng hợp các thông tin mới nhất về dự án Sân bay Quốc tế Long Thành để giúp nhà đầu tư có được cái nhìn khách quan nhất.

Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn – Tổng hợp thông tin về dự án sân bay Quốc tế Long Thành

Xem thêm: Khi mua bán đất sân bay Long Thành nhà đầu tư cần lưu ý những điều gì?

Thông tin mới nhất về sân bay Quốc tế Long Thành tháng 11/2023

Sân bay Quốc tế Long Thành

Là một dự án trọng điểm quốc gia, được quy hoạch là sân bay cấp 4F, có khả năng phục vụ 100 triệu lượt hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Dự án sân bay Long Thành

Được khởi công xây dựng vào ngày 29/5/2021.

Tính đến tháng 11/2023, dự án đã hoàn thành công tác san nền, thoát nước, xử lý nền móng cho toàn bộ dự án.

6 xã quy hoạch sân bay

Dự án sân bay Long Thành được quy hoạch trên địa bàn 6 xã của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, bao gồm:

  • Xã Long Phước
  • Xã Long An
  • Xã Bình Sơn
  • Xã Cẩm Đường
  • Xã Bình An
  • Xã Phước Thái

Diện tích sân bay Long Thành

Diện tích quy hoạch dự án sân bay Long Thành là 5.588 ha, trong đó:

  • Khu vực sân bay chính: 2.723 ha
  • Khu vực sân bay phụ: 1.300 ha
  • Khu vực hàng không dân dụng: 765 ha
  • Khu vực hàng không quân sự: 700 ha

Xem thêm

Tiềm năng đất nền Phước Bình phía Nam sân bay Long Thành

Sân bay Long Thành tạo tâm điểm đầu tư

Bất động sản Long Thành là điểm sáng đầu tư

Sân bay cấp 4F là gì

Sân bay cấp 4F là sân bay có khả năng phục vụ các loại máy bay cỡ lớn nhất hiện nay, bao gồm Boeing 777 và Airbus A380.

Tiến độ sân bay Long Thành

Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2025, với công suất 25 triệu lượt hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Giai đoạn 2 của dự án sẽ được triển khai sau năm 2025, với công suất 100 triệu lượt hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Sân bay Long Thành ở đâu

Sân bay Quốc tế Long Thành nằm tại xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km.

Sân bay Long Thành lớn thứ máy thế giới

Khi hoàn thành, sân bay Quốc tế Long Thành sẽ là sân bay lớn thứ 2 Đông Nam Á, sau sân bay Changi của Singapore.

Kết luận

Dự án sân bay Quốc tế Long Thành là một dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.

Khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo động lực thu hút đầu tư, nâng cao đời sống của người dân.

Tân Đại Thành (Tổng hợp)

5/5 - (7 bình chọn)
058.34.88888
Đăng ký tư vấn