5/5 - (2 bình chọn)

Bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ bao gồm các thông tin về vị trí tiếp giáp, quy hoạch cũng như địa hình thuộc khu vực này. Tân Đại Thành đã tổng hợp thông tin quy hoạch quận Tây Hồ, Hà Nội đến năm 2030 một cách chi tiết.

1. Vị trí của Hà Nội

Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, VH và KH – KT vài cũng là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế của Việt Nam. Hà Nội có vị trí địa lý tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc về hướng Bắc; Hà Nam, Hòa Bình về hướng Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên về hướng Đông và Hòa Bình, Phú Thọ về hướng Tây.

Các điểm cực của Hà Nội là:

  • Điểm cực Bắc ở xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
  • Điểm cực Tây ở xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
  • Điểm cực Nam ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
  • Điểm cực Đông ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

Thành phố Hà Nội hiện nay có 30 đơn vị hành chính bao gồm 12 quận, 17 huyện, 1 TX với 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn, là TP trực thuộc trung ương duy nhất của Việt Nam có thị xã.

Hồ Tây, quận Tây Hồ
Hồ Tây, quận Tây Hồ

2. Phạm vi của quận Tây Hồ, Hà Nội

Quận Tây Hồ nằm ở phía Bắc thuộc phần nội thành của thành phố Hà Nội. Tên quận được đặt theo tên của Hồ Tây – hồ nước tự nhiên lớn nhất của Hà Nội trên địa bàn quận. Theo bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ, quận có vị trí địa lý:

  • Phía Đông giáp ranh quận Long Biên có ranh giới tự nhiên là sông Hồng
  • Phía Tây giáp ranh quận Bắc Từ Liêm
  • Phía Nam giáp ranh quận Ba Đình ranh giới là khu dân cư An Dương, đường Thanh Niên và đường Hoàng Hoa Thám và quận Cầu Giấy
  • Phía Bắc giáp ranh huyện Đông Anh có ranh giới tự nhiên là sông Hồng.

Quận Tây Hồ có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: Thụy Khuê, Tứ Liên, Xuân La, Bưởi, Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Yên Phụ.

3. Bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ, Hà Nội đến năm 2030

3.1 Quy hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ

Bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ thể hiện trong quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận (A6) theo tỷ lệ 1/2000 thuộc địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Tổng DT đất quy hoạch gần 993 ha, phân khu đô thị này được chia thành 20 ô quy hoạch để kiểm soát phát triển gồm các lô đất chức năng và đường giao thông cấp nội bộ.

Quy hoạch sử dụng đất cụ thể như sau:

  • Đất công trình công cộng cấp đô thị tổng diện tích ~ 63,2ha, chiếm 6,36% diện tích đất
  • Đất công viên, cây xanh đô thị tổng diện tích 604,82ha, chiếm 60,91% diện tích đất
  • Diện tích đất giao thông cấp đô thị ~ 23,12ha, chiếm 2,33% diện tích đất.
  • Đất trường THPT tổng diện tích ~ 4,79ha, chiếm 0,48% diện tích đất
  • Đất đơn vị ở có diện tích ~ 228,61 ha, chiếm 23,02% tổng diện tích đất
  • Đất hỗn hợp có diện tích ~ 12,59ha, chiếm 1,27% diện tích đất
  • Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo có tổng diện tích 2,05ha, chiếm 0,21% diện tích đất
  • Đất công trình di tích, tôn giáo – tín ngưỡng có tổng diện tích 12,21ha

3.2 Quy hoạch phát triển giao thông quận Tây Hồ

Đối với quy hoạch giao thông quận Tây Hồ đặc biệt là đường có lưu lượng người tham gia giao thông nhiều, các tuyến đường liên kết khu, quận trong thành phố và liên tỉnh. Cần được cải tạo hoặc XD mới hệ thống giao thông nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc, đường xá xuống cấp tại địa bàn quận Tây Hồ. Đặc biệt chú trọng quy hoạch Tây Hồ vào các tuyến đường như:

  • Đường Võ Chí Công có chiều rộng 64m, tuyến nội bộ kết nối cầu Nhật Tân và thành phố.
  • Cải tạo các tuyến Hoàng Hoa Thám là trục đường chính với 2 đoạn từ đường Hùng Vương cho đến dốc Ngọc Hà
  • Tuyến đường KV bao gồm: các tuyến chính KV, Võng Thị Thanh Niên, Lạc Long Quân, Xuân La; các tuyến mở mới ở cửa ngõ phía Tây của khu vực Golden Westlake đoạn nối từ đường Thụy Khuê đến Hoàng Hoa Thám.
Bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ, Hà Nội đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ, Hà Nội đến năm 2030

TẢI BẢN ĐỒ QUY HOẠCH QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 TẠI ĐÂY

Xem thêm bản đồ quy hoạch khác:

5/5 - (2 bình chọn)
058.34.88888
Đăng ký tư vấn