Đăng vào ngày: 09/04/2022
5/5 - (1 bình chọn)

Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ bao gồm các thông tin về vị trí tiếp giáp, quy hoạch cũng như địa hình thuộc khu vực này. Tân Đại Thành đã tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Phúc Thọ, Hà Nội đến năm 2030 một cách chi tiết.

1. Vị trí địa lý của thủ đô Hà Nội

Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương, loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội tọa lạc ở phía Tây Bắc của châu thổ sông Hồng cùng với địa hình có ĐB trung tâm và vùng đồi núi phía Bắc, phía Tây thành phố.

Hà Nội có vị trí tiếp giáp với:

  • Giáp tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc
  • Giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông
  • Giáp tỉnh Hà Nam, Hòa Bình ở phía Nam
  • Giáp tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ về phía Tây.

Hà Nội cách Hải Phòng 120 km, các Nam Định 87km tạo thành 3 cực chính của vùng đồng bằng sông Hồng.

Cổng chào huyện Phúc Thọ
Cổng chào huyện Phúc Thọ

2. Phạm vi của huyện Phúc Thọ, Hà Nội

Phúc Thọ là huyện đồng bằng Bắc Bộ, cách trung tâm Hà Nội khoảng 35 km về phía Tây, nằm ở bờ hữu ngạn của hai con sông thuộc hệ thống sông Hồng: sông Hồng và sông Đáy đều. Vị trí địa lý của huyện dựa trên bản đồ quy hoạch huyện Phú Thọ:

  • Phía Tây tiếp giáp thị xã Sơn Tây
  • Phía Bắc tiếp giáp huyện Yên Lạc & Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có ranh giới là sông Hồng
  • Phía Nam tiếp giáp huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai
  • Phía Đông giáp huyện Đan Phượng & Hoài Đức với ranh giới là sông Đáy.

Huyện Phúc Thọ có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phúc Thọ (huyện lỵ) và 20 xã: Hát Môn, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Long Xuyên, Tam Hiệp, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Tích Giang, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Sen Phương, Trạch Mỹ Lộc, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Đình.

3. Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ, Hà Nội đến năm 2030

3.1 Quy hoạch sử dụng đất, đô thị của huyện Phúc Thọ

Theo Quyết định, tổng DT đất trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch toàn bộ địa giới hành chính Phúc Thọ dựa trên bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ khoảng 11.719,27ha, trong đó:

  • Đất tự nhiên đô thị sinh thái ~ 647,9ha, chiếm 5,53% DT đất tự nhiên
  • Đất tự nhiên khu vực nông thôn 11.071,37ha, trong đó, đất phục vụ đô thị khoảng 1.631,3ha, đất XD khu dân cư nông thôn khoảng 1.977,56ha.
  • Đất khác ~ 2.049,8ha.

Quy hoạch huyện Phúc Thọ gồm 2 định hướng lớn về phát triển không gian:

Không gian đô thị: Trung tâm đầu não về chính trị, hành chính, văn hoá, kinh tế, thương mại, xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học, kỹ thuật, dịch vụ của huyện.

Không gian khu vực nông thôn: Tôn tạo cảnh quan làng xóm truyền thống gắn với việc khai thác các hoạt động phục vụ du lịch tại nông thôn, ở các KDC và làng nghề, điểm di tích văn hoá lịch sử; cải tạo, nâng cấp các công trình lịch sử, văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, công trình công cộng dân gian truyền thống.

Phát triển mô hình phục vụ nông nghiệp, áp dụng VAC trong sx kinh tế hộ gia đình; các mô hình nông thôn tự xử lý được các vấn đề môi trường, sử dụng nguồn năng lượng sạch.

3.2 Quy hoạch phát triển giao thông huyện Phúc Thọ

Quy hoạch giao thông đối ngoại huyện Phúc Thọ được dựa trên bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ.

Tuyến đường thủy: Có vị trí giao thoa giữa ba sông là sông Hồng, sông Tích và sông Đáy.

Tuyến đường bộ: Có QL32 bắt đầu từ ngã tư Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội đi qua 4 tỉnh và thành phố bao gồm: Yên Bái, Lai Châu, Hà Nội, Phú Thọ. Tất cả đều là các tuyến đường huyết mạch đều kết nối Phúc Thọ tới các vùng kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giao lưu, liên kết với trung tâm TP Hà Nội và các huyện, thị lân cận.

Tuyến đường trục Tây Thăng Long đoạn qua huyện Đan Phượng và huyện Phúc Thọ. Ước tính tổng chiều dài tuyến đường khoảng 23 km. Đóng vai trò là tuyến kết nối khu vực Tây Hồ Tây và phía Bắc cầu Thăng Long với Khu đô thị Sơn Tây.

Đường vành đai:

Vành đai III là tuyến đường giúp người dân di chuyển trên địa phương Phúc Thọ. Tuyến vành đai liên vùng phục vụ kết nối giao thông giữa Hà Nội với các tỉnh thuộc vùng thủ đô, trong đó có cả huyện ngoại thành Phúc Thọ.

Quy hoạch các tuyến đường cấp đô thị:

Tuyến DT 419 trực thuộc Phúc Thọ, Hà Nội đã được cải tạo và nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III, tuyến đường có từ 2 – 4 làn xe phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân.

Tuyến DT 421 kết hợp cùng 419 hướng Bắc Nam hình thành lộ trình Tây Thăng Long, mở ra cơ hội liên kết giữa huyện Phúc Thọ với các huyện, thị xã lân cận như Sơn Tây, Đan Phượng.

Tuyến DT 417, 418 đi qua thôn Tây, xã Phụng Thượng, thôn Phù Long, xã Long Xuyên và UBND xã Xuân Phú và có điểm kết thúc gần sông Hồng.

Các tuyến đường nội bộ:

Sẽ có hướng phát triển các đoạn, tuyến phù hợp, kết hợp với quá trình XD đường xá có hệ thống cấp thoát nước, hệ thống chiếu sáng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về giao thông, thúc đẩy tiềm lực phát triển kinh tế và xã hội của huyện Phúc Thọ.

Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ, Hà Nội đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ, Hà Nội đến năm 2030

TẢI BẢN ĐỒ QUY HOẠCH HUYỆN PHÚC THỌ, HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 TẠI ĐÂY

Xem thêm bản đồ quy hoạch khác:

5/5 - (1 bình chọn)
058.34.88888
Đăng ký tư vấn