Bản đồ quy hoạch quận Ba Đình bao gồm các thông tin về vị trí tiếp giáp, quy hoạch cũng như địa hình thuộc khu vực này. Tân Đại Thành đã tổng hợp thông tin quy hoạch quận Ba Đình, Hà Nội đến năm 2030 một cách chi tiết.
1. Vị trí của Hà Nội
Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, VH và KH – KT đồng thời cũng là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước. Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng, vừa là thành phố trực thuộc trung ương, vừa là đô thị đặc biệt của Việt Nam.
Hà Nội có vị trí địa lý tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở hướng Bắc; Hà Nam, Hòa Bình ở hướng Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên ở hướng Đông và Hòa Bình, Phú Thọ ở hướng Tây.
Các điểm cực của Hà Nội cụ thể:
- Điểm cực Bắc tại xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
- Điểm cực Tây tại xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
- Điểm cực Nam tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
- Điểm cực Đông tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
Thành phố này hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 12 quận, 17 huyện, 1 TX với 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn, là TP trực thuộc trung ương duy nhất của Việt Nam có thị xã.
2. Phạm vi của quận Ba đình, Hà Nội
Ba Đình là một trong 4 quận trung tâm của thủ đô Hà Nội, là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng của Đảng, Nhà nước nói chung và Hà Nội nói riêng.
Tọa lạc ở trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí dựa theo bản đồ quy hoạch quận Ba Đình:
- Phía Đông giáp ranh quận Long Biên có ranh giới tự nhiên là sông Hồng
- Phía Tây giáp ranh quận Cầu Giấy với ranh giới là sông Tô Lịch
- Phía Nam giáp ranh quận Đống Đa
- Phía Bắc giáp ranh quận Tây Hồ
Quận Ba Đình có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc, Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá.
3. Bản đồ quy hoạch quận Ba Đình, Hà Nội đến năm 2030
3.1 Quy hoạch sử dụng đất, đô thị quận Ba Đình
Theo bản đồ quy hoạch quận Ba Đình Phê và báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch SDĐ năm 2022 đã được Giám đốc Sở TN&MT xác nhận ngày 31/12/2021, tổng diện tích đất bao gồm:
- Đất nông nghiệp (NNP) – 1,66ha
- Đất phi nông nghiệp (PNN) – 916,29ha
- Đất chưa sử dụng (CSD) – 2,81ha
Các Công trình, dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2022 gồm có 47 dự án, tổng diện tích: 28,40 ha. Thành phố Hà Nội cũng có một phần diện tích được quy hoạch cải tạo, mở rộng khu tập thể Ngọc Khánh thêm 24ha.
Vấn đề giải tỏa tại Ba Đình không phải đơn giản. Bởi rất nhiều hạng mục có liên quan đến di tích lịch sử. Chính vì vậy, quy hoạch tại đây phải có lộ trình và phải thực sự khéo léo, cẩn thận cũng như có khoa học mới đem đến thành công.
3.2 Quy hoạch phát triển giao thông quận Ba Đình
Bản đồ quy hoạch giao thông của quận thuộc phân khu đô thị H1-2, kéo dài từ đường vành đai 2 vào nội đô với nhiều danh lam thắng cảnh lịch sử.
- Hệ thống giao thông quận Ba Đình hiện khá đơn giản có trục đường chính được tiếp nối với các quận bên cạnh tạo thành con đường giao thông huyết mạch. Quy hoạch phát triển giao thông theo được thể hiện trên bản đồ quy hoạch quận Ba Đình:
- Tuyến Kim Mã là trục nối với quận Cầu Giấy, tuyến đường tập trung một lượng xe cộ lớn ở cả 2 chiều.
- Nối thẳng Kim Mã với Trần Phú sẽ thuận tiện cho giao thông trong quận Ba Đình.
- Quy hoạch, mở rộng đường Đội Cấn. Đây là tuyến song song với trục Kim Mã và dẫn tới thẳng trung tâm du lịch như quảng trường Ba Đình, hoàng thành Thăng Long, công viên Bách Thảo.
- Nới rộng các tuyến đường phụ trong Kv quận Ba Đình, thiết kế mặt bằng thông nhau để phân tán luồng phương tiện hàng ngày.
- Giải quyết các nút giao thông trọng điểm: nút giao Điện Biên Phủ với quận Đống Đa, Phan Đình Phùng và Quán Thánh, nút giao Yên Phụ với đường Thanh Niên, nút giao VĐ 2 với Kim Mã, nút giao Hoàng Hoa Thám, nút giao dốc ga Long Biên,…
- Vị trí giao nhau cần được nới rộng, phân làn rõ, XD hệ thống cầu vượt, quy định diện tích hề phố cho người đi bộ để giảm thiểu lượng người trên đường.
Theo bản đồ quy hoạch mới nhất, các tuyến cấp đô thị sẽ được tiến hành nâng cấp, mở rộng hơn. Đảm bảo mang đến bộ mặt giao thông mới cho toàn quận, xứng tầm với vị trí trung tâm của thủ đô.
TẢI BẢN ĐỒ QUY HOẠCH QUẬN BA ĐÌNH, HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 TẠI ĐÂY
- Bản đồ quy hoạch huyện Ba Vì, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Chương Mỹ, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Hoài Đức, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Mê Linh, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Mỹ Đức, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Phú Xuyên, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Quốc Oai, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Sóc Sơn, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Thạch Thất, Hà Nội đến năm 2030
Xem thêm bản đồ quy hoạch khác:
- Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Trì, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Thường Tín, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch huyện Ứng Hòa, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch quận Cầu Giấy, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch quận Đống Đa, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch quận Hà Đông, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch quận Hoàng Mai, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch quận Long Biên, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch quận Thanh Xuân, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đến năm 2030
- Bản đồ quy hoạch thị xã Sơn Tây, Hà Nội đến năm 2030